Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 9/9/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 9/9/2013

Cập nhật: 9-9-2013

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Cơ quan thống kê quốc gia (NBS), sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 7 đạt 65,47 triệu tấn, tăng 6,15% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 7, sản lượng thép thô trung bình đạt 2,112 triệu tấn, giảm nhẹ 2,02% so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, theo số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc, sản lượng thép thô trung bình ngày của nước này đạt 2,14 triệu tấn trong 10 ngày đầu tháng 8, tăng 8,53%; trong 10 ngày thứ hai của tháng 8 đạt 2,118 triệu tấn, tăng 9,72%; cả hai đều so với cùng thời kỳ này năm ngoái.

Theo ước tính rằng, sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2013 sẽ đạt 768 triệu tấn.

 

(Newsdate) Nhập khẩu sản phẩm thép không gỉ của Nga trong tháng 7 đạt 22.249 tấn, tăng 18,8% so với tháng trước đó, số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội SpetsStal có trụ sở tại Nga cho biết.

Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của Nga đạt 1.929 tấn, giảm 44,3% so với tháng trước đó.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu sản phẩm thép không gỉ của nước này đạt 137.990 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

(Newsdate) Theo báo cáo, giá thép phế liệu H1 trung bình của Mỹ tại Pittsburgh, Chicago và Philadelphia đạt 340,83 USD/tấn dài hôm 3/9/2013, không thay đổi so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu H1 trung bình không thay đổi trong 8 tuần liên tiếp.

Trong số đó, giá thép phế liệu H1 trung bình tại Pittsburgh ở mức 349,5 USD/tấn dài; tại Chicago ở mức 354,5 USD/tấn dài, và tại Philadelphia ở mức 318,5 USD/tấn dài, tất cả đều không thay đổi so với tuần trước đó.

Trong cùng thời gian trên, giá thép phế liệu H1 trung bình đạt 284,17 USD/tấn dài tại New York, Houston và Boston, không thay đổi so với tuần trước đó.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, các nhà sản xuất thanh cốt thép Mỹ đã kêu gọi điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Mexico.

Theo Liên minh hành động thương mại thanh cốt thép Mỹ, các nhà sản xuất Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ bán phá giá sản phẩm này trong biên độ từ 42,1% đến 66,8%, đã gây thiệt hại đáng kể đối với các nhà sản xuất Mỹ, làm suy giảm giá và lợi nhuận.

Nhập khẩu thanh cốt thép vào Mỹ từ 2 nước đã tăng mạnh trong mấy năm gần đây, từ 7% trong năm 2010, lên 17% trong nửa đầu năm 2013.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 32.298 yên/tấn trong tuần đầu tháng 9, tăng 597 yên/tấn so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu H2 trung bình của nước này tăng 5 tuần liên tiếp.

Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại khu vực Kanto ở mức 33.000 yên/tấn, tăng 167 yên/tấn, tại khu vực trung tâm ở mức 30.020 yên/tấn, tăng 500 yên/tấn và tại khu vực Kansai ở mức 33.875 yên/tấn, tăng 1.125 yên/tấn, tất cả đều so với tuần trước đó.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp Nhật Bản công bố liên doanh với Baosteel Trung Quốc đầu tư thêm 180 triệu USD để thúc đẩy sản xuất. Động thái này được cho là đáp ứng nhu cầu thép tấm ô tô ngày càng tăng tại Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường ô tô hàng đầu.

Thị phần liên doanh giữa Nippon Steel và Baosteel ngang bằng nhau để xây dựng một dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng mới kế tiếp các cơ sở hiện tại ở Thượng Hải. Dây chuyền mới dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2015 và sẽ tăng công suất thêm 420.000 tấn, lên 2,62 triệu tấn.

Đầu tư này là động thái mới nhất bởi Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới nhằm thúc đẩy thị phần toàn cầu.

Nippon Steel bắt đầu sản xuất thép ống ô tô tại Mexico trong tháng 5 và tại Ấn Độ trong tháng 6. Sự mở rộng này nhằm mục đích tăng thị phần trong những thị trường phát triển. Đối thủ của Nippon Steel Nhật Bản, JFE Steel cũng có kế hoạch xây dựng dây chuyền mạ kẽm cho ô tô tại Indonesia.

 

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Phòng xây dựng Chi lê (CChC), xuất khẩu thanh cốt thép của nước này trong tháng 7 đạt 54.806 tấn, tăng 17,3% so với tháng trước đó và tăng 1,4% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thanh cốt thép của nước này đạt 366.753 tấn, tăng nhẹ 1,1% so với 370.965 tấn cùng kỳ năm ngoái.

 

Trong khi đó, thị trường thanh cốt thép của Chi lê được cung cấp bởi 2 nhà sản xuất thép chủ yếu, CAP Acero và Gerdau.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 6/9/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 6/9/2013

Cập nhật: 6-9-2013

(Newsdate) Theo báo cáo, dự kiến, sản lượng thép thô không gỉ của Trung Quốc sẽ vượt 25 triệu tấn và tiêu thụ thép thô không gỉ của nước này có thể vượt 20 triệu tấn vào năm 2020, ông Li Cheng, chủ tịch danh dự của ngành thép không gỉ của Hiệp hội các công ty thép đặc biệt Trung Quốc cho biết.

Ông cho biết thêm, ngành thép không gỉ Trung Quốc sẽ được hậu thuẫn bởi các chính sách tích cực của chính phủ và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này.

Ông Li giải thích rằng, các khoản đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc trong xây dựng đường sắt giai đoạn 2011-2015 sẽ vào khoảng 3,3 nghìn tỉ NDT.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, nhà sản xuất thép Baogang Trung Quốc có trụ sở tại Nội Mông thông báo rằng, sản lượng gang, thép thô và thép thành phẩm của hãng này trong tháng 8 đạt 834.500 tấn, 887.700 tấn và 859.700 tấn, giảm 1,27%; 0,86% và 1,43% theo thứ tự lần lượt so với tháng trước đó.

Trong khi đó, sản lượng thép thô, gang và thép thành phẩm của hãng này trong tháng 7 đạt 845.200 tấn; 895.400 tấn và 872.200 tấn theo thứ tự lần lượt.

 

 

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Bộ tài chính Nhật Bản, nhập khẩu thép phế liệu của nước này trong tháng 7 đạt 11.906 tấn, tăng 30% so với tháng trước đó.

Trong khi đó, giá nhập khẩu trung bình thép phế liệu không gỉ của nước này đạt 154.612 yên/tấn, giảm 5,6% so với tháng trước đó.

Trong tháng 7, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thép phế liệu không gỉ lớn nhất của Nhật Bản với 4.462 tấn, giảm 24,3% so với tháng 6.

 

(Newsdate) Nippon Steel & Sumikin Stainless (NSSC), nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất tại Nhật Bản đã thông báo, giữ giá thép cuộn cán nguội và thép tấm giao ngay không thay đổi trong tháng 9.

Được biết rằng, NSSC giữ giá thép cuộn cán nguội austenitic và thép tấm không thay đổi kể từ tháng 4.

NSSC thông báo rằng, giá nickel trung bình tăng 0,26 USD/lb so với tháng trước đó, lên 6,48 USD/lb trong tháng 8 nhưng đồng yên Nhật Bản tăng so với đồng đô la Mỹ nên việc điều chỉnh giá không cần thiết.

 

 

(Newsdate) Theo báo cáo, giá thép phế liệu H2 tại khu vực Vịnh Tokyo Nhật Bản giảm 500 yên/tấn, xuống còn 32.500-33.000 yên/tấn FAS.

Bên cạnh đó, giá thép phế liệu P&S và thép phế liệu Shindachi cũng giảm 500 yên/tấn, xuống còn 35.500-36.000 yên/tấn FAS.

Trong khi đó, giá xuất khẩu thép phế liệu H2 Nhật Bản sang Hàn Quốc đạt 32.500-36.000 yên/tấn FOB.

 

 

(Newsdate) Theo số liệu đưa ra bởi Hiệp hội các nhà xuất khẩu thép Thổ Nhĩ Kỳ (CIB), xuất khẩu sản phẩm thép của nước này trong tháng 8 đạt 1,27 triệu tấn, giảm 11,2% so với tháng trước đó và giảm 25,2% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép của nước này đạt 953 triệu USD, giảm 13,4% so với tháng trước đó nhưng tăng 25,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 8, Trung Đông là thị trường nhập khẩu sản phẩm thép lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với 591.000 tấn, EU là thị trường thứ hai với 156.000 tấn và Bắc Phi là thị trường thứ ba với 145.000 tấn.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu sản phẩm thép của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 12,7 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép của nước này đạt 9,5 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội các nhà sản xuất thép ống Thổ Nhĩ Kỳ (CEBID), xuất khẩu thép ống của nước này trong 8 tháng đầu năm 2013 đạt 1,23 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, I rắc là nước mua thép ống chính của Thổ Nhĩ Kỳ với 276.823 tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 8, xuất khẩu thép ống của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 162.798 tấn, tăng 7,6% so với cùng tháng năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu thép ống của nước này đạt 151 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng tháng năm ngoái.

 

 (Newsdate) Cán cân thương mại của Hàn Quốc cho thấy, thặng dư trong tháng 8 đạt 4,92 tỉ USD, số liệu được đưa ra bởi Bộ phận xuất nhập khẩu của Bộ kinh tế tri thức Hàn Quốc (MOTIE) cho biết.

Trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc tăng 7,7% so với cùng tháng năm ngoái, lên 46,37 tỉ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu của nước này giảm 0,8% so với cùng tháng năm ngoái, xuống còn 41,45 tỉ USD.

 

Kim ngạch xuất khẩu thép của Hàn Quốc trong tháng 8 đạt 2,71 tỉ USD, giảm 5,9% so với cùng tháng năm ngoái.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 4/9/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 4/9/2013

Cập nhật: 4-9-2013

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép ống liền mạch của nước này trong tháng 7 đạt 410.197 tấn, giảm 4% so với tháng trước đó nhưng tăng 13% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thép ống liền mạch của Trung Quốc đạt 3,05 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, sản lượng thép ống liền mạch của Trung Quốc đạt 17,93 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Bộ tài chính Nhật Bản, xuất khẩu thép của nước này trong tháng 7 đạt 3,64 triệu tấn, giảm 1,5% so với tháng trước đó.

Trong tháng 7, nhập khẩu thép của nước này đạt 663.150 tấn, giảm 3,1% so với tháng trước đó và tăng 14,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thép của nước này đạt 26 triệu tấn, tăng 6,3%; nhập khẩu thép đạt 4,2 triệu tấn, giảm 8,8%; cả hai đều so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất của Nhật Bản với 4,69 triệu tấn, giảm 6,1%; Trung Quốc là thị trường thứ hai với 3,51 triệu tấn, giảm 3,5% và Đài Loan là thị trường thứ ba với 2,4 triệu tấn, tăng 21,1%, tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra bởi Bộ tài chính Nhật Bản, nhập khẩu thép phế liệu của nước này trong tháng 7 đạt 15.500 tấn, giảm 3,4% so với cùng tháng năm ngoái nhưng tăng 31% so với tháng trước đó.

Trong số đó, 7.200 tấn từ Hàn Quốc, tăng 66%; 3.100 tấn từ Mỹ, giảm 17,6% và 2.100 tấn từ Đài Loan, giảm 58,2%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt 106.000 tấn, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thép phế liệu lớn nhất sang Nhật Bản với 44.300 tấn, tăng 11,2%; Đài Loan là thị trường thứ hai với 21.500 tấn, giảm 33,8%, Mỹ là thị trường thứ ba với 18.300 tấn, giảm 41,9%, tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra bởi Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu thép dầm chữ H của nước này trong tháng 7 đạt 52.600 tấn, tăng 18,7% so với tháng trước đó và tăng 2,3 lần so với cùng tháng năm ngoái.

Trong khi đó, giá xuất khẩu thép dầm chữ H trung bình của nước này ở mức 72.000 yên/tấn FOB, tăng 2.000 yên/tấn so với tháng trước đó.

Trong tháng 7, xuất khẩu thép dầm chữ H của Nhật Bản sang Hàn Quốc đạt 5.800 tấn, sang Trung Quốc đạt 9.000 tấn và sang Hồng Koong đạt 10.000 tấn.

Trong nửa đầu năm 2013, xuất khẩu thép dầm chữ H của Nhật Bản đạt 275.600 tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Hiện tại, Hyundai Steel – nhà sản xuất thép của Hàn Quốc đã mua thép phế liệu H2 và thép phế liệu Shindachi từ Nhật Bản với mức giá 32.500 yên/tấn FOB và 36.500 yên/tấn FOB theo thứ tự lần lượt giao tháng 10.

Được biết rằng, giá mua hiện tại thép phế liệu H2 Nhật Bản của công ty đã tăng thêm 500 yên/tấn so với tuần trước đó.

Trong khi đó, giá xuất khẩu thép phế liệu H2 của các thương nhân Nhật Bản mới đây ở mức 34.500 yên/tấn FOB.

 

(Newsdate) Theo số liệu, trong tháng 7, Brazil đã xuất khẩu 3,448 triệu tấn quặng sắt, giảm 14,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong khi đó, giá xuất khẩu quặng sắt trung bình của nước này ở mức 137,5 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu quặng sắt của Brazil đạt 26,284 triệu tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình ở mức 135,5 USD/tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu quặng sắt lớn nhất của Brazil với 3,416 triệu tấn, giảm 20,8%; Nhật Bản là thị trường thứ hai với 2,826 triệu tấn, giảm 4,8%; Hà Lan là thị trường thứ ba với 2,279 triệu tấn, tăng 90,2%; tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu thép của Indonesia trong tháng 7 đạt 901,3 triệu USD, tăng 15% so với tháng trước đó, số liệu được đưa ra bởi Thống kê Indonesia (BPS).

Trong tháng 7, kim ngạch nhập khẩu sắt và thép của nước này giảm 2,41% so với tháng trước đó, xuống còn 360,8 triệu USD.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thép của Indonesia đạt 6,3 tỉ USD, không thay đổi so với cùng kỳ năm 2012.

Cùng thời gian trên, kim ngạch nhập khẩu sắt và thép của nước này đạt 2,96 tỉ USD, tăng 8,48% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), kim ngạch nhập khẩu sắt và thép của nước này trong 7 tháng đầu năm 2013 đạt 10,8 tỉ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, kim ngạch nhập khẩu sắt và thép của nước này đạt 1,6 tỉ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 7/2013, kim ngạch nhập khẩu sắt và thép của nước này đạt 1,63 tỉ USD, giảm 1,2% so với cùng tháng năm ngoái nhưng tăng 8,5% so với tháng trước đó.

 

(Newsdate) Nhập khẩu thép của Thổ Nhĩ Kỳ trong nửa đầu năm 2013 đạt 7,2 triệu tấn, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thổ Nhĩ Kỳ (TCUD).

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu thép của nước này trong nửa đầu năm 2013 đạt 6,3 tỉ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Trong cùng thời gian trên, xuất khẩu thép của nước này đạt 10,2 triệu tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thép giảm 4,3%, xuống còn 8,3 tỉ USD.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 3/9/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 3/9/2013

Cập nhật: 3-9-2013

(Newsdate) Theo báo cáo, Yieh United Steel Corp. (Yusco), một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất tại Đài Loan đã đưa ra niêm yết giá trong tháng 9 vào ngày 29/8.

Công ty quyết định nâng giá niêm yết đối với sản phẩm thép không gỉ loại 300 thêm 4.500 NT$/tấn trong tháng 9. Ngoài ra, công ty cũng tăng niêm yết giá đối với sản phẩm thép loại 400 thêm 500 NT$/tấn.

Bên cạnh đó, Yusco cũng tăng giá xuất khẩu thêm 30-180 USD/tấn trong tháng 9.

Yusco đã tuyên bố rằng, quyết định tăng giá trong tháng 9 do giá nickel hồi phục và thị trường thép được cải thiện.

Trong khi đó, được biết rằng, giá nickel trung bình tại LME ở mức 14.321 USD/tấn hôm 28/8, tăng 616 USD/tấn so với mức giá trung bình 13.705 USD/tấn trong tháng 7, do chi phí đầu vào đối với sản phẩm thép không gỉ loại 300 tăng khoảng 1.500 NT$/tấn.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, các nhà sản xuất thép ống Đài Loan đã thông báo nâng niêm yết giá thêm 800-1.300 NT$/tấn trong tháng 9, do chi phí đầu vào tăng cao.

Được biết rằng, Chung Hung Steel, nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà sản xuất thép ống sản xuất tại Đài Loan đã nâng niêm yết giá đối với sản phẩm thép cán nóng và cán nguội thêm 600 NT$/tấn theo thứ tự lần lượt và nâng niêm yết giá đối với sản phẩm thép mạ kẽm thêm 1.000 NT$/tấn.

Các nhà sản xuất thép ống cho biết rằng, họ không có sự lựa chọn nào phải nâng giá trong tháng 9 do chi phí đầu vào tăng cao.

Bên cạnh đó, dự kiến rằng, giá thép ống sẽ tăng hơn nữa trong tháng 10 do giá thép trên thị trường quốc tế gia tăng.

 

(Newsdate) Theo thống kê, nhập khẩu thép phế liệu của Malaysia trong tháng 5 đạt 183.000 tấn, giảm 12% so với cùng tháng năm ngoái nhưng tăng 2,7% so với tháng trước đó.

Bên cạnh đó, nhập khẩu thép phế liệu của nước này đã tăng 6 tháng liên tiếp.

Trong tháng 5, Australia là thị trường xuất khẩu thép phế liệu lớn nhất sang Malaysia với 61.000 tấn, tăng 138,1%; Singapore là thị trường thứ hai với 48.000 tấn, tăng 110,6% và Nam Phi là thị trường thứ ba với 34.000 tấn, tăng 17,9%; tất cả đều so với cùng tháng năm 2012.

Trong 5 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thép phế liệu của Malaysia đạt 815.000 tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, 216.000 tấn là nhập khẩu từ Mỹ, giảm 8,3%; 180.000 tấn từ Nam Phi, tăng 47,9%; 146.000 tấn từ Australia, tăng 121,9% và 143.000 tấn từ Singapore, tăng 4,3%, tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 31.701 yên/tấn trong tuần thứ 4 của tháng 8, tăng 1.014 yên/tấn so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu H2 trung bình của nước này đã tăng 4 tuần liên tiếp.

Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại khu vực Kanto ở mức 32.833 yên/tấn, tăng 166 yên/tấn, tại khu vực trung tâm ở mức 29.520 yên/tấn, tăng 1.500 yên/tấn và tại khu vực Kansai ở mức 31.375 yên/tấn, tăng 1.375 yên/tấn, tất cả đều so với mức giá tuần trước đó.

 

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Liên đoàn sắt và thép Nhật Bản (JISF), xuất khẩu thép tấm và dải cán nguội của nước này trong nửa đầu năm 2013 đạt 3,26 triệu tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, 48% được thực hiện từ thị trường nội địa và 52% còn lại được thực hiện từ thị trường xuất khẩu.

Trong nửa đầu năm 2013, giá thép tấm và dải cán nguội trung bình ở mức 78.000 tấn, giảm 4.000 yên/tấn so với mức giá trung bình cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 6, xuất khẩu thép tấm và dải cán nguội của nước này đạt 654.449 tấn, giảm 2,1% so với tháng 5, và giảm 2,4% so với cùng tháng năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, nhập khẩu thép dầm chữ H của Hàn Quốc giai đoạn từ 1/8 đến 25/8 đạt 53.590 tấn, vượt so với tổng nhập khẩu trong tháng 7.

Trong số đó, nhập khẩu thép dầm chữ H từ Trung Quốc đạt 49.030 tấn, chiếm 91% trong tổng nhập khẩu, từ Nhật Bản đạt 4.477 tấn.

Nguồn tin công nghiệp dự kiến rằng, nhập khẩu thép dầm chữ H trong tháng 8 và tháng 9 có thể vượt 150.000 tấn.

 

 

(Newsdate) Trong tháng 7, giá nhập khẩu quặng sắt của Đức giảm 19,9% so với tháng trước đó và giảm 8,5% so với cùng tháng năm ngoái, số liệu được đưa ra bởi Cơ quan thống kê liên đoàn Đức (Destatis) cho biết.

Trong khi đó, giá nhập khẩu nickel của nước này giảm 19,2% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 4,2% so với tháng trước đó.

Bên cạnh đó, giá nhập khẩu sắt, thép và hợp kim fero trung bình của Đức giảm 9,7% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 2% so với tháng trước đó.

 

(Newsdate) Theo các nhà phân tích Goldman Sachs, các nhà sản xuất thép Brazil chắc chắn sẽ tăng giá thép phẳng của họ bán cho các nhà sản xuất ô tô nội địa thêm 5% vào cuối năm nay.

Các nhà sản xuất ô tô duy trì hợp đồng dài hạn với các công ty thép và mức giá thường được đàm phán hàng năm hoặc 6 tháng một lần tùy thuộc vào điều kiện thị trường.

Các nhà phân tích cho biết rằng, giá thép hiện tại được thanh toán bởi các nhà sản xuất ô tô thấp hơn 10% so với các khách hàng mua thép khác, điều này là bất thường.

Công ty được hưởng lợi từ việc điều chỉnh nhiều hơn, theo các nhà phân tích, sẽ là Usiminas, nhà cung cấp thép lớn nhất cho ngành ô tô trong nước, khoảng 35% doanh thu từ lĩnh vực này.

CSN cũng sẽ được hưởng lợi từ mức giá cao đối với các nhà sản xuất ô tô.

 

(Newsdate) Sản lượng thép Mexico trong nửa đầu năm 2013 đạt 8,819 triệu tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu được đưa ra bởi Phòng công nghiệp sắt và thép quốc gia (CANACERO) cho biết.

Trong số đó, 3.523 triệu tấn là sản phẩm thép phẳng, giảm 7,7%; 3,626 triệu tấn là sản phẩm thép dài, giảm 2,6%; cả hai đều so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với sản phẩm thép phẳng, sản lượng thép cuộn cán nguội đạt 1,383 triệu tấn, tăng 7,7%; thép cuộn cán nóng đạt 1,142 triệu tấn, giảm 18,7%; cả hai đều so với cùng kỳ năm 2012.

Đối với sản phẩm thép dài, sản lượng thanh cốt thép đạt 1,768 triệu tấn, tăng 0,7%; thép chế tạo đạt 160.319 tấn, giảm 21%; cả hai đều so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Trong tháng 6, sản lượng thép của nước này đạt 1,338 triệu tấn, giảm 5,3% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 10,3% so với tháng trước đó.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 30/8/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 30/8/2013

Cập nhật: 30-8-2013

(Newsdate) China Steel Corp. (CSC), nhà sản xuất thép cac bon lớn nhất tại Đài Loan sẽ đưa ra niêm yết giá đối với thép cuộn lò điện (EF) Al-killed trong tháng 9 vào ngày 30/8/2013.

Nguồn tin công nghiệp dự báo rằng, CSC có thể giữ niêm yết giá đối với thép cuộn lò điện Al-killed không thay đổi trong tháng 9, vì hiệu suất của các nhà sản xuất ốc vít Đài Loan suy yếu tại các thị trường xuất khẩu.

Được biết rằng, giá thép gần đây vẫn suy yếu do kỳ nghỉ hè tại châu Âu và Mỹ.

Hiện tại, niêm yết giá đối với thép cuộn lò điện Al-killed của CSC ở mức 20.800 NT$/tấn và giá bán thực tế ở mức 19.800-20.300 NT$/tấn.

 

(Newsdate) Theo nguồn tin địa phương, dự trữ sản phẩm thép không gỉ tại thị trường Phật Sơn Trung Quốc trong nửa đầu tháng 8/2013 đạt 109.639 tấn, giảm 5,57% so với 15 ngày trước đó.

Trong số đó, 51.238 tấn là sản phẩm thép không gỉ cán nguội, giảm 717 tấn, 58.401 tấn là sản phẩm thép không gỉ cán nóng, giảm 5.745 tấn, cả hai đều so với 15 ngày trước đó.

Đối với loại thép đặc biệt, dự trữ thép loại 300 đạt 42.861 tấn, giảm 5.882 tấn, thép loại 400 đạt 17.008 tấn và loại 200 đạt 49.770 tấn, tăng 1.490 tấn, tất cả đều so với 15 ngày trước đó.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, Shagang có trụ sở tại tỉnh Giang Tô đã ký một thỏa thuận cung cấp cho khách hàng của hãng tại Iran với 20.000 tấn đường ống dẫn, độ dày 15,7 mm và độ rộng 4.388 mm, sau khi thỏa thuận với Iran cho 120.000 tấn của 70 đường ống dẫn được thiết kế và sản xuất.

Mặc dù nhu cầu yếu, một trong 5 nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc là Shagang của tỉnh Giang Tô đã tích cực khai thác các thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm thép, hơn 200.000 tấn ống dẫn thép sang Nga, Iran và các nước khác.

Doanh thu bán hàng của Shagang đạt 132,83 tỉ NDT trong 7 tháng đầu năm 2013, tăng 4,18% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, giá thép phế liệu trung bình H1 của Mỹ tại Pittsburgh, Chicago và Philadelphia ở mức 340,83 USD/tấn hôm 26/8/2013, không thay đổi so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu H1 trung bình không thay đổi trong 7 tuần liên tiếp.

Trong số đó, giá thép phế liệu trung bình H1 tại Pittshburg ở mức 349,5 USD/tấn, tại Chicago ở mức 354,5 USD/tấn, và tại Philadelphia ở mức 318,5 USD/tấn, tất cả đều không thay đổi so với tuần trước đó.

Trong cùng thời gian trên, giá thép phế liệu H1 trung bình ở mức 279,17 USD/tấn tại New York, Houston và Boston không thay đổi so với tuần trước đó.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, các nhà sản xuất thép Ấn Độ bao gồm Essar, JSW Steel đang cân nhắc để nâng giá thép cuộn cán nóng thêm 1.000 INR do giá nguyên liệu thô tăng cao.

Hiện tại, giá thép cuộn cán nóng ở mức 39.000 INR tại thị trường Ấn Độ, tăng 500 INR/tấn so với tuần trước đó.

Trong khi đó, khối lượng giao dịch thép cuộn cán nóng gần đây gia tăng, do tin tức giá thép tăng.

Tuy nhiên, nguồn tin công nghiệp dự báo rằng, giá thép cuộn cán nóng có thể giảm trong thời gian tới do nhu cầu yếu và dự trữ tăng cao được nắm giữ bởi các nhà phân phối.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, công ty giao dịch lớn nhất của Hàn Quốc và một công ty thành viên của Posco là Daewoo International Corporation tại Istanbul, chi nhánh Thổ Nhĩ Kỳ mà công ty sẽ sử dụng nguồn lực của 3 nhà sản xuất thép Hàn Quốc để cung cấp thép ống không gỉ tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này đã tận dụng lợi thế của điều tra thuế chống bán phá giá bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 4/2012, đối với thép ống không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan. Dự kiến sản xuất thép ống không gỉ Hàn Quốc sẽ được hậu thuẫn mạnh bởi thị trường địa phương.

 

Đối với thép ống Đài Loan, mức thuế suất từ 7,98 lên 14,65%, trong khi mức thuế suất đối với Trung Quốc trong khoảng 13,82% và 25,27%.