Thông tin thị trường thép thế giới ngày 28/8/2015
Cập nhật: 28-8-2015
(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra, trong tháng 7, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 1,04 triệu tấn quặng crom, tăng 11,1% so với tháng trước đó.
Giá nhập khẩu trung bình đạt 178,27 USD/tấn, tăng 2,4% so với tháng trước đó.
Quặng crom bao gồm 715.322 tấn từ Nam Phi, tăng 7,5% so với tháng trước đó. Xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 152.880 tấn, tăng 83,5% so với tháng trước đó.
(Newsdate) China Steel Corp. (CSC) Đài Loan đã thông báo cắt giảm giá trong tháng 10-11.
Công ty này sẽ giảm giá thép thấp hơn dự kiến 0,4% hoặc 61 NTD/tấn. CSC cho biết, công ty sẽ cắt giảm giá thép tấm thêm 82 NTD/tấn, 35 NTD/tấn đối với thép HRC, CRC thêm 213 NTD/tấn và HGI thêm 238 NTD/tấn. Trong khi đó, CSC sẽ giữ giá không thay đổi đối với thép thanh, EGI và CRNGO.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc giữ giá không thay đổi, do chi phí gia tăng ki đồng nhân dân tệ suy yếu và một số trong số họ giảm sản lượng.
(Newsdate) Benxi Iron & Steel Group Trung Quốc thông báo, giảm giá một số sản phẩm trong tháng 9.
Công ty này sẽ giữ giá thép HRC và CRC không thay đổi và sẽ cắt giảm giá sản phẩm thép mạ kẽm thêm 100 NDT/tấn.
Theo đó, giá đối với thép cuộn cán nóng Q235, độ dày 5,5 mm sẽ ở mức 2.640 NDT/tấn, thép cuộn cán nguội DC01 với độ dày 1mm sẽ ở mức 2.720 NDT/tấn.
Bên cạnh đó, giá thép cuộn mạ kẽm DC51D của công ty sẽ ở mức 3.250 NDT/tấn, giảm 100 NDT/tấn. Giá trên không bao gồm thuế và sẽ có hiệu lực đối với các lô hàng tháng 9.
(Newsdate) Taiyuan Iron & Steel Group (Tisco) Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất thép lớn tại Trung Quốc đã thông báo giữ niêm yết giá thép cán nóng không thay đổi trong tháng 9.
Sau khi thông báo, niêm yết giá đối với thép cán nóng Q235, độ dày 2,75mm sẽ ở mức 2.370 NDT/tấn, độ dày 5,5mm sẽ ở mức 2.350 NDT/tấn. Giá trên không bao gồm 17% VAT.
(Newsdate) Giá thép phế liệu H1 trung bình tại Mỹ ở mức 210,83 USD/tấn tính đến ngày 24/8, không thay đổi so với tuần trước đó.
Trong số đó, giá thép phế liệu H1 trung bình tại Pittsburgh ở mức 209,5 USD/tấn, không thay đổi, tại Chicago ở mức 224,5 USD/tấn, không thay đổi, và tại Philadelphia ở mức 198,5 USD/tấn, không thay đổi, tất cả đều so với mức giá của tuần trước đó.
Sản lượng thép thô đạt tổng cộng 1,742 triệu tấn trong giai đoạn từ 16-22/8, giảm 26.000 tấn hoặc 1,5% so với tháng trước đó.
(Newsdate) Theo báo cáo được đưa ra bởi Hiệp hội thép Mỹ La tinh (Alacero), sản lượng thép thô và thép thành phẩm của Mỹ La tinh trong 6 tháng đầu năm đạt 32 triệu tấn và 27 triệu tấn, giảm 1% và 3% so với cùng kỳ năm ngoái theo thứ tự lần lượt. Brazil đứng đầu danh sách, tăng 2%, lên 17 triệu tấn thép thô. Nước này đã sản xuất khoảng 11,9 triệu tấn sản phẩm thép thành phẩm, chiếm 44% trong tổng số.
Trong khi đó, Mexico sản xuất khoảng 8,7 triệu tấn sản phẩm thép thành phẩm, chiếm 32% trong tổng số.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện sắt và thép Mỹ (AISI), nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 7 đạt 3,243 triệu tấn, tăng 4,6% so với tháng trước đó. Trong số đó, 2.578 triệu tấn là thép thành phẩm, tăng 3,7% so với tháng trước đó.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thép của Mỹ đạt 24,96 triệu tấn, không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cùng thời gian trên, nhập khẩu sản phẩm thép thành phẩm của nước này đạt 20,44 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện sắt và thép Mỹ (AISI), sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,742 tấn trong tuần kết thúc ngày 22/8, giảm 1,5% so với tuần trước đó và giảm 9,7% so với cùng tuần năm 2014.
Trong cùng thời gian trên, công suất sử dụng của các nhà máy thép Mỹ trung bình ở mức 72,9%, thấp hơn so với 80,2% cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng thép thô đạt 57,513 triệu tấn trong năm nay, kết thúc ngày 22/8, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Trong 6 tháng đầu năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu khoảng 23.521 tấn thép tấm PPGI, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 23,3 triệu USD, giảm 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 6/2015, nhập khẩu thép tấm PPGI của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1.606 tấn, giảm 75,66% so với cùng tháng năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu đạt 2,22 triệu USD, tăng 67,4% so với cùng tháng năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu, xuất khẩu sắt tây của Nhật Bản trong tháng 6 đạt 53.293 tấn, tăng 0,9% so với tháng trước đó và tăng 5,9% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá xuất khẩu sắt tây trung bình của nước này đạt 922,7 USD/tấn FOB trong tháng 6, giảm 4,4% so với tháng trước đó và giảm 12,8% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 6, Đài Loan là thị trường nhập khẩu sắt tây lớn nhất của Nhật Bản, với 3.057 tấn, tăng 97,6% so với tháng trước đó, Hàn Quốc là thị trường thứ hai với 857 tấn.
(Newsdate) Tokyo Steel Nhật Bản thông báo niêm yết trong tháng 9.
Công ty này đã giữ niêm yết giá không thay đổi tháng thứ 9 liên tiếp.
Sau khi thông báo giá, giá nội địa của Tokyo Steel đối với thép dầm chữ H ở mức 77.000 yên/tấn FOT, thanh cốt thép ở mức 62.000 yên/tấn FOT, và thép tấm cán nóng ở mức 67.000 yên/tấn FOT.
Giá thép tấm dày của công ty ở mức 72.000 yên/tấn FOT và thép cuộn cán nóng ở mức 63.000 yên/tấn FOT.