Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 25/02/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 25/02/2013

Cập nhật: 25-2-2013

(News Date ) Ngày 21/2/2013, Tokyo’s Japan Steel thông báo tăng giá mua phế liệu từ 5 công ty thêm 500 Yên/tấn. Sau khi điều chỉnh, giá trung bình phế liệu H2 của Tokyo Steel đạt khoảng 32.000 – 33.500 Yên/tấn. Trước đó, công ty đã tăng 4 lần giá phế liệu thêm 2.000 Yên/tấn. Giá mua thép phế liệu H2 tại Okayama là 33.000 Yên/tấn, giá mua tại Kyushu H2 là 33.000 Yên/tấn. Giá mua tại nhà máy Utsunomiya là 33.500 Yên/tấn. Giá mua tại Takamatsu là 32.000 Yên/tấn.

 

 

(News Date) Theo Hiệp hội thép thế giới, sản lượng thép Brazil trong tháng 1/2013 giảm 5,7% so với tháng 1/2012, từ 2,78 triệu tấn xuống còn 2,62 triệu tấn, nhưng tăng nhẹ 0,6% so với tháng 12/2012.

Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã sản xuất 59,3 triệu tấn trong tháng 1/2013, tăng 4,6% so với cùng tháng năm trước. Trong khi đó, sản lượng thép của Nhật Bản đạt 8,9 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng tháng năm trước. Bên cạnh đó, Mỹ đã sản xuất 7,3 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng tháng năm trước và EU giảm 5% so với cùng tháng năm trước.

 

(News Date) Theo Bộ công nghiệp Kuala Lumpur, Malaysia tuyên bố xem xét điều tra ban đầu về nhập khẩu thép điện phân từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Cuộc điều tra theo yêu cầu của nhà sản xuất Pertima và áp dụng đối với sản phẩm theo mã HS 7210.12.200. Trong khi đó, Bộ thương mại đã yêu cầu các bên cung cấp bằng chứng cụ thể liên quan tới trường hợp đặc biệt này trước ngày 21/3.

 

(News Date) Theo Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA), trong 10 ngày đầu tháng 2/2013, công suất sản xuất thép thô trung bình ngày của nước này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất thép lớn và vừa đạt xấp xỉ 1,7014 triệu tấn, tăng 6,1% so với 10 ngày cuối tháng 1/2013. Mặc dù chi phí nguyên vật liệu thô đầu tháng 2/2013 quá cao, nhưng các đơn hàng thép thô của Trung Quốc và giá thép vẫn có cải thiện lớn do các nhà sản xuất thép nước này gia tăng sản xuất.

 

(News Date ) Theo bộ Tài chính Đài Loan, nước này đã có kế hoạch điều tra bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cuộn cán nguội nhập khẩu vào Đài Loan từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bản kiến nghị được thực hiện bởi 2 nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất Đài Loan, Yieh United Steel Corp (Yusco) và Tang Eng Iron Works. Các sản phẩm bao gồm thép không gỉ loại 301, 304, 304L, 316, 316L và sản phẩm cuộn cán phẳng 321 có độ dày nhỏ hơn 4,75 mm.

Ngoài ra, Đài Loan cũng xem xét điều tra theo đơn khiến nại của Yusco và Tang Eng từ giữa năm 2012 đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

 

(Bloomberg) EU đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép ống không nối và thép ống có đường kính trên 406,4 mm và ống thép không nối không phải là thép không gỉ bán ở 27 quốc gia.

EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với thép ống không nối nhập khẩu từ Trung Quốc và thép ống có đường kính không vượt 406,4 mm và thép ống không gỉ không nối và thép ống.

 Cuộc điều tra mới này sẽ xác định xem các chuyến hàng từ Trung Quốc có bán phá giá hay không và nhập khẩu hàng phá giá đã gây thiệt hại đối với ngành công nghiệp EU như thế nào.

Ủy ban có 9 tháng để quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng nửa năm và Chính phủ các nước EU có 15 tháng để quyết định liệu có áp dụng thuế chính thức trong vòng 5 năm.

Cuộc thăm dò bắt nguồn từ khiếu nại bán chống phá giá ngày 3/1 bởi nhóm ngành công nghiệp đại diện cho các nhà sản xuất chiếm hơn 25% sản lượng thép ống không nối của EU và thép ống có đường kính vượt 406,4 mm và ống thép không phải là thép không gỉ không biết rõ nguồn gốc.

 

(Steelhome) Malaysia đã công bố đánh thuế chống bán phá giá 25,2% đối với thép cuộn (thành phần cacbon < 0,6%) nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc và Đài Loan. Các mã sản phẩm có liên quan là 7213.10.000,7213.20.000, 7213.91.000 và 7213.99.000.