Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 13/3/2015

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 13/3/2015
Cập nhật: 13-3-2015

(Newsdate) Theo dự báo mới đây của Citigroup, giá quặng sắt sẽ giảm xuống còn khoảng 50 USD/tấn trong ngắn hạn và thị trường quốc tế hiện tại đối với quặng sắt là dư cung, do nhu cầu trên thị trường thép suy giảm.

Bởi vậy, Citigroup vẫn duy trì dự báo đối với quặng sắt năm 2015, với mức giá trung bình 58 USD/tấn.

Dự báo xuất khẩu 90 triệu tấn sắt và thép năm 2014 sẽ giảm xuống còn 70 triệu tấn năm 2015.

(Newsdate) Theo báo cáo được đưa ra bởi Hiệp hội sắt và thép Hàn Quốc (Kosa), nhập khẩu thép của Hàn Quốc trong tháng 2/2015 đạt 1,6 triệu tấn, giảm 7% so với cùng tháng năm ngoái, do nhập khẩu từ Trung Quốc giảm.

Trong tháng 2/2015, nhập khẩu thép của Hàn Quốc từ Trung Quốc đạt 905.000 tấn, giảm 12%, từ Nhật Bản đạt 569.000 tấn, tăng 5%, cả hai đều so với cùng tháng năm 2014.

Trong tháng 2/2015, nhập khẩu thép cuộn cán nóng và thép tấm dày của Hàn Quốc giảm 18% và 23% so với cùng tháng năm ngoái theo thứ tự lần lượt.

Trong khi đó, giá nhập khẩu thép cac bon cuộn cán nóng trung bình của Hàn Quốc đạt 529 USD/tấn CFR, giảm so với mức 607 USD/tấn cùng tháng năm 2014.

(Newsdate) Shagang, một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất tại Trung Quốc đã thông báo sẽ duy trì giá xuất xưởng thanh cốt thép không thay đổi vào giữa tháng 3.

Tuy nhiên, đại diện của công ty sẽ được bồi thường 50 NDT/tấn đối với các đơn đặt hàng vào đầu tháng 3, Shagang cho biết.

Shagang cho biết, công ty quyết định giữ giá thanh cốt thép không thay đổi, do giá giao ngay vào giữa tháng 3 giảm.

Sau khi thông báo, giá thanh cốt thép HRB400 với đường kính 18mm-25mm ở mức 2.500 NDT/tấn, bao gồm 17% VAT.

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Cơ quan thống kê quốc gia (NBS), sản lượng thép thô của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 130,53 triệu tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc dự báo rằng, sản lượng thép thô của nước này năm 2015 sẽ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 822,7 triệu tấn.

(Newsdate) Thị trường xuất khẩu Ấn Độ đối với thép tấm mạ kẽm nhúng nóng (HGI) duy trì yếu, do nhu cầu thị trường quốc tế giảm.

Lý do chính là thị trường Mỹ đang đối mặt với cạnh tranh cao và giá dầu giảm, phần lớn gây ra sự suy giảm nhu cầu thép HGI từ dự án dầu Trung Đông và châu Phi.

Các thương nhân Bombay cho biết, họ sẽ xuất khẩu các sản phẩm khác, do không có đơn đặt hàng mới trong 3 tháng mới nhất.

Một trong những công ty xuất khẩu của Ấn Độ, Uttam Galva Steels đã thông báo, sẽ điều chỉnh tỉ lệ xuất khẩu giảm từ 80%, xuống 50% và tập trung vào thị trường nội địa đối với ngành công nghiệp ô tô.

Ngoài ra, công ty khác của Ấn Độ - BhushanPower&Steel – cũng cùng quan điểm rằng, nhu cầu của Ấn Độ sẽ hồi phục.

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội các nhà sản xuất thép ống Thổ Nhĩ Kỳ (CEBID), xuất khẩu thép ống của nước này trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 285.900 tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, Mỹ duy trì là nhà nhập khẩu thép ống lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, với 53.588 tấn, tăng 84,5%, I rắc là thị trường thứ hai với 50.224 tấn, giảm 20,3%.

(Newsdate) Theo số liệu, xuất khẩu thanh cốt thép của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 1/2015 đạt 563.000 tấn, giảm 26,5% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 13% so với tháng trước đó, được gây ra bởi nhu cầu và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ yếu so với đồng đô la Mỹ.

Đồng thời, giá xuất khẩu thanh cốt thép trung bình ở mức 492 USD/tấn FOB, giảm 90 USD/tấn.

Trong tháng 1/2015, Trung Đông và Bắc Phi là 2 thị trường nhập khẩu thanh cốt thép chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ. UAE đã nhập khẩu 109.000 tấn và Yemen đã nhập khẩu 60.000 tấn.

(Newsdate) Iran đã tăng thuế nhập khẩu đối với tất cả sản phẩm thép phẳng (trừ thép cán nóng độ dày 2mm) lên 15% và phôi thép thêm 10% và sản phẩm dài thêm 20%. Sự gia tăng thuế sẽ có hiệu lực kể từ ngày 28/2/2015.

Do nhập khẩu gia tăng ảnh hưởng đến thị trường nội địa, các nhà máy thép Iran kêu gọi nâng thuế nhập khẩu lên 30%, nhưng chính phủ cuối cùng quyết định nâng lên 11% từ mức 4% và tối đa 20%. Nhập khẩu thép của Iran chủ yếu từ Trung Quốc và Nga và nhập khẩu giá rẻ ảnh hưởng đến thị trường nội địa.