Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 24/4/2015

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 24/4/2015
Cập nhật: 24-4-2015

(Newsdate) Xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Trung Quốc trong tháng 3/2015 đạt 403.559 tấn, tăng khoảng 12,4% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 13,2% so với tháng trước đó.

 

Trong quý I/2015, xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Trung Quốc đạt 1,3 triệu tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Trung Quốc sang Mỹ đạt 70.989 tấn, tăng 13,5% và xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 36.729 tấn, giảm 39%, tất cả đều so với tháng năm ngoái.

(Newsdate) Hồng Kông đã xuất khẩu 60.000 tấn thép phế liệu trong tháng 2/2015, tăng 11,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Đài Loan là thị trường xuất khẩu thép phế liệu lớn nhất của Hồng Kông, với 24.000 tấn, tăng 4 lần so với cùng tháng năm ngoái. Trung Quốc đã nhập khẩu 16.000 tấn thép phế liệu từ Hồng Kông, tăng 160% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thép phế liệu của Hồng Kông đạt 217.000 tấn, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Newsdate) Theo thống kê, nhập khẩu quặng sắt của Hàn Quốc trong tháng 3/2015 đạt 5,63 triệu tấn, giảm 12,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Giá nhập khẩu trung bình đạt 78 USD/tấn, giảm 40% hoặc 52 USD/tấn so với cùng tháng năm ngoái.

Australia là thị trường xuất khẩu quặng sắt lớn nhất sang Hàn Quốc, với 4,04 triệu tấn, chiếm 71,8% trong tổng số, và từ Brazil đạt 1,33 triệu tấn, chiếm 23,6% trong tổng số.

(Newsdate) Hyundai Hysco Hàn Quốc đã thông báo, công ty này đã có kế hoạch đầu tư xấp xỉ 91 triệu USD, để xây dựng một nhà máy dập nóng để sản xuất thép tấm kim loại dùng cho ô tô có cường độ cao.

Trong khi đó, công ty cho biết, tăng trưởng nhu cầu nội địa trong ngành công nghiệp ô tô vẫn vững.

Công ty này đã có kế hoạch hoàn thành dự án này vào cuối năm nay.

(Newsdate) Giá thép phế liệu H1 của Mỹ trung bình ở mức 234,83 USD/tấn tính đến ngày 20/4, không thay đổi so với tuần trước đó.

Trong số đó, giá thép phế liệu H1 trung bình tại Pittburgh ở mức 234,5 USD/tấn, không thay đổi, tại Chicago ở mức 238,5 USD/tấn, không thay đổi, và tại Philadelphia ở mức 231,5 USD/tấn, không thay đổi, tất cả đều so với mức giá tuần trước đó.

(Newsdate) Cơ quan thống kê kim loại thế giới (WBMS) đưa ra báo cáo thị trường nhôm toàn cầu thâm hụt 29.000 tấn trong 2 tháng đầu năm 2015.

Trong khi đó, sản lượng nhôm toàn cầu tăng 973.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

WBMS cũng cho biết, nhu cầu toàn cầu đối với nhôm nguyên thủy đạt 8,87 triệu tấn, tăng 919.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến cuối tháng 2/2015, dự trữ nhôm đạt 4,79 triệu tấn.

(Newsdate) Rio Tinto cho biết, xuất khẩu quặng sắt trong quý I/2015 của hãng này giảm 12%, xuống còn 72,5 triệu tấn so với quý trước đó, tuy nhiên tăng 9% so với cùng quý năm ngoái, do dư cung toàn cầu và vấn đề thời tiết, giao thông vận tải ở các mỏ khai thác tại khu vực tây bắc Australia.

Công ty cũng cho biết, nỗ lực cải thiện doanh số bán và mục tiêu năm 2015 sẽ đạt 350 triệu tấn. Tuy nhiên, các nhà phân tích không lạc quan về triển vọng đối với giá quặng sắt kỳ hạn, chủ yếu do nhu cầu yếu từ châu Á, tiêu thụ không thể vượt sản lượng.

Hiện tại, kế hoạch tăng sản lượng của Rio Tinto đã đình trệ. Giá quặng sắt toàn cầu giảm so với năm ngoái, dẫn đến một số mỏ khai thác đóng cửa và công nhân bị sa thải. Tính đến 20/4, giá quặng sắt quốc tế đạt mức gần 50,8 USD/tấn.

(Newsdate) Rusal Nga đã thông báo kết quả hoạt động trong quý I/2015.

Sản lượng nhôm đạt 900.000 tấn, tăng 2% so với cùng quý năm ngoái và giảm 2% so với hàng quý. Doanh số bán của công ty đạt 942.000 tấn, tăng 7,7% so với quý trước đó.

Giá trung bình giảm 5,7%, xuống còn 2.282 USD/tấn.

Sản lượng nhôm duy trì ổn định ở mức 1,818 triệu tấn, giảm 1% so với quý trước đó.

(Newsdate) Sản lượng thép Nam Phi trong quý I/2015 giảm 9,4%, xuống còn 1,6 triệu tấn, Hiệp hội thép toàn cầu (WSC) cho biết.

Các nhà sản xuất thép đang gặp khó khăn với nguồn cung điện gián đoạn và nhu cầu suy yếu. Thép chiếm khoảng 4,7% tổng sản lượng sản xuất của Nam Phi. Bởi vậy, ngành công nghiệp thép nước này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành sản xuất khác như xe hơi, tủ lạnh và các sản phẩm từ thép.

(Newsdate) Ấn Độ duy trì là nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới về sản lượng thép toàn cầu trong quý I/2015, Hiệp hội thép thế giới (WSA) cho biết.

Sản lượng thép của nước này đạt 14,6 triệu tấn trong quý I/2015, tăng 9,4% so với cùng quý năm ngoái.

Trong tháng 3/2015, sản lượng thép thô của Ấn Độ tăng 10%, lên 7,2 triệu tấn.