Thông tin thị trường thép thế giới ngày 8/6/2015
Cập nhật: 8-6-2015
(Newsdate) Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc từ Port Hedland Australia trong tháng 5 đạt 31,7 triệu tấn, tăng 5,2% so với tháng trước đó.
Con số này đạt 30,1 triệu tấn trong tháng 4/2015 và 29,9 triệu tấn trong tháng 5/2014.
Tổng quặng sắt xuất khẩu từ Port Hedland Australia tăng lên 38 triệu tấn, tăng 7,3% so với tháng trước đó.
BHP Billiton, Fortescue Metals Group và Atlas Iron dùng Port Hedland để xuất khẩu các lô hàng quặng sắt.
(Newsdate) Giá quặng sắt tại thị trường giao ngay Thiên Tân Trung Quốc được giao dịch ở mức 63,5 USD/tấn, đạt mức cao mới kể từ giữa tháng 2.
Dựa vào sự suy giảm mạnh nguồn cung bởi các nhà khai thác quặng sắt toàn cầu, các nhà phân tích thị trường bao gồm các ngân hàng đầu tư vẫn dự báo giá quặng sắt sẽ giảm mạnh.
Tổng xuất khẩu quặng sắt từ Port Hedland Australia tăng lên 38 triệu tấn trong tháng 5, tăng 7,3% so với tháng trước đó.
(Newsdate) Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng. Hiện tại, giá quặng sắt đang được chào ở mức 62,13 USD/tấn, tăng 0,8 USD/tấn, hoặc 1,3% so với mức giá trước đó. Giá quặng sắt trung bình ở mức 61,64 USD/tấn trong tháng.
Trong khi đó, chỉ số giá quặng sắt Trung Quốc (CIOPI) tăng 2,31 điểm hoặc 1,03% so với mức giá tuần trước đó, lên 226,53 điểm tính đến 4/6, thống kê mới nhất bởi Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA) cho biết.
(Newsdate) Nhật Bản đã sản xuất 248.684 tấn sản phẩm thép không gỉ trong tháng 3, tăng 7,4% và giảm 7,2% so với tháng trước đó và so với cùng tháng năm ngoái theo thứ tự lần lượt, thống kê từ Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI) cho biết.
Trong số đó, sản lượng thép không gỉ crom và nickel đạt 118.424 tấn và 130.260 tấn, tăng 9,1% và 5,9% so với tháng trước đó.
Dự trữ thép không gỉ tại các nhà máy thép Nhật Bản đạt 116.398 tấn tính đến cuối tháng 3, giảm 3,1% so với tháng 2.
(Newsdate) Giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 23.623 yên/tấn trong tuần đầu tháng 6, tăng 211 yên/tấn so với tuần trước đó.
Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại khu vực Kanto ở mức 25.500 yên/tấn, tăng 333 yên/tấn, tại khu vực trung tâm ở mức 22.120 yên/tấn, tăng 300 yên/tấn và tại khu vực Kansai ở mức 23.250 yên/tấn, không thay đổi, tất cả đều so với con số tuần trước đó.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội thép đặc biệt Spetsstal Nga, xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ của nước này trong 5 tháng đầu năm 2015 giảm 72,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong thời gian trên, xuất khẩu thép thanh không gỉ của nước này giảm 99,2%, sản phẩm thép phẳng cán giảm 42%, cả hai đều so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, xuất khẩu thép ống liền mạch không gỉ giảm 78,2% và thép cuộn không gỉ giảm 94,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Metallurgprom, Ukraine đã sản xuất 8 triệu tấn và 9,24 triệu tấn thép thành phẩm và thép thô trong 5 tháng đầu năm 2015, giảm 29,7% và 28,4% theo thứ tự lần lượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, Ukraine đã sản xuất 8,36 triệu tấn và 4,25 triệu tấn gang và than cốc trong 5 tháng đầu năm 2015, giảm 30,4% và 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 5, Ukraine đã sản xuất 2,16 triệu tấn, 1,82 triệu tấn và 1,93 triệu tấn thép thô, thép thành phẩm và gang.
(Newsdate) Nhà sản xuất thép ThyssenKrupp Đức đã kêu gọi EU hành động để chống lại nhập khẩu thép tăng cao từ các nước, đặc biệt nhập khẩu từ Trung Quốc.
Andreas Goss, Giám đốc điều hành của ThyssenKrupp cho biết, hành động chống bán phá giá kịp thời có thể bảo đảm công bằng thương mại và bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất thép nội địa trong khu vực này. Cơ quan thép Eurofer châu Âu cũng cho biết, nhập khẩu thép vào EU đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể thị phần của các nhà sản xuất thép nội địa trong năm 2014. Chẳng hạn, xuất khẩu thép của Trung Quốc sang khu vực châu Âu tăng hơn 3 lần, từ 1,2 triệu tấn năm 2009, lên hơn 4,5 triệu tấn năm 2014. Thống kê đến hết năm 2014 cho thấy, nhập khẩu sản phẩm thép từ Trung Quốc tăng.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện thép Mỹ La tinh (Alacero), xuất khẩu thép của Trung Quốc sang Mỹ La tinh trong 4 tháng đầu năm 2015 đạt 3,22 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cùng thời gian trên, Brazil là thị trường nhập khẩu sản phẩm thép lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Mỹ La tinh, với 584.000 tấn. Trong khi đó, Mexico là thị trường thứ hai, với 434.000 tấn.
Mỹ La tinh đã nhập khẩu khoảng 2,51 triệu tấn sản phẩm thép trong 4 tháng đầu năm 2014.