Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 29/5/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 29/5/2013

Cập nhật: 29-5-2013

(News Date) Hiệp hội thép và sắt Trung Quốc cho biết, dự trữ các sản phẩm thép chính kể cả thép dây cán nóng, thép tấm, thép dây cán nguội, thép cây, phôi thép tại Trung Quốc giảm vào ngày 24/5.

Các số liệu cho thấy, dự trữ các sản phẩm thép trong thời gian này đạt 12,8127 triệu tấn trên thị trường Trung Quốc, giảm 9,3% so với tháng trước đó.

Dự trữ thép thành phẩm tại các cảng Trung Quốc đạt tổng cộng 1,345 triệu tấn vào ngày 24/5, giảm 3% so với tháng trước đó.

 

(News Date) Cục thuế quan Trung Quốc cho biết xuất khẩu các sản phẩm thép không gỉ đạt tổng cộng 196.878 tấn trong tháng 4/2013, tăng 10,6% so với tháng trước đó.

Trong tháng 4/2013, xuất khẩu thép dẹt không gỉ vào Đài Loan đã tăng thêm 0,6%; xuất khẩu vào Hàn Quốc giảm 17%, tất cả đều so với tháng trước đó. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các sản phẩm thép dẹt không gỉ đạt 654.855 tấn, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Công ty thép không gỉ Baosteel Trung Quốc thông báo cắt giảm giá thép không gỉ austenitic 700- 900 NDT/tấn giao tháng 6 do giá nguyên liệu thô giảm.

Baosteel Stainless đã quyết định cắt giảm giá thép dây cán nóng loại 304 và thép dây cán nguội lần lượt 700 NDT và 900 NDT/tấn trong tháng 6/2013.

Công ty cắt giảm giá thép không gỉ ferritic 200 NDT/tấn. Baosteel Stainless cho biết, sản lượng thép thô của họ giảm khoảng 10.000 tấn vào tháng 5/2013 do nhu cầu yếu.

 

(News Date) Các nhà máy thép ống Đài Loan sẽ điều chỉnh giá trong tháng 6 vào 31/5. Dự kiến các nhà máy thép ống của Đài Loan có thể sẽ giảm giá ít nhất 600 đô la Đài Loan trong tháng 6 do chi phí sản xuất giảm.

Chung Hung Steel, công ty cung ứng vật tư lớn cho các nhà máy thép ống Đài Loan thông báo cắt giảm giá thép dây cán nóng và thép dây cán nguội đi 600 đô la Đài loan trong tháng 6. Công ty này đã quyết định giảm giá thép mạ trong nước đi 1.100 đô la đài Loan/tấn.

Sau khi điều chỉnh, giá của Chung Hung Steel đối với các sản phẩm thép cán nóng là 17.900 – 18.400 đô la Đài Loan/tấn; giá các sản phẩm thép cán nguội đạt 21.300 – 21.800 đô la Đài Loan/tấn và giá các sản phẩm thép mạ đạt 21.300 -21.800 đô la Đài Loan/tấn.

Công ty cũng giảm giá xuất khẩu của họ đi 20-30 USD/tấn.

 

(News Date) China steel, nhà máy thép các bon lớn nhất của Đài Loan sẽ thông báo chính sách giá của họ vào tháng 7 và 8. Công ty có thể sẽ cắt giảm giá 30-40 USD/tấn giao tháng 7 và 8 sau khi công ty cung ứng vật tư Chung Hung Steel thông báo giảm giá bán nguyên liệu thô từ 600 – 1.100 đô la Đài Loan/tấn giao trong tháng 6/2013.

CSC có thể sẽ cắt giảm giá do nguồn cung dư thừa trên toàn cầu, giá thép giảm trên thị trường Trung Quốc.

 

(News Date) Giá cơ bản phế liệu H2 đã tăng 500 yên/tấn đạt 32.500 yên/tấn tại cảng Tokyo Nhật Bản do nguồn cung khan hiếm. Cùng thời điểm, giá phế liệu P&S và phế liệu Shindachi cũng tăng 500 yên/tấn đạt lần lượt 34.500- 35.000 yên/tấn.

Giá cơ bản phế liệu h2 có thể tiếp tục tăng trong tương lai gần.

 

 

 

(News Date) Bộ tài chính Nhật Bản cho biết, xuất khẩu các sản phẩm thép và quặng của nước này đạt 3,6 triệu tấn trong tháng 4/2013, giảm 9,75% so với tháng trước đó, song tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 4/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép và sắt của nước này đạt 319 triệu Yên, giảm 8,3% so với tháng trước đó song tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Trong số đó, xuất khẩu các sản phẩm thép và sắt vào Mỹ đạt tổng cộng 213.000 tấn, tăng 12,3%; xuất khẩu vào EU đạt 25.000 tấn, tăng 26,2%; xuất khẩu vào EU đạt 25.000 tấn, tăng 26,2%; xuất khẩu vào Trung Quốc đạt 546.000 tấn, tăng 17,6%, tất cả đều so với cùng kỳ năm 2012.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 28/5/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 28/5/2013

Cập nhật: 28-5-2013

(News Date) Giá phế liệu của Nhật Bản xuất vào Hàn Quốc bằng hoặc tăng 500 Yên/tấn so với mức giá tuần trước đó. Các thương gia Nhật Bản đã cố gắng tăng giá xuất khẩu do đồng yên giảm giá, nhu cầu chậm lại từ khách mua Hàn Quốc.

Giá xuất khẩu phế liệu Mỹ giảm hơn cũng ảnh hưởng tới giá chào bán của khách mua Hàn Quốc.

Công ty thép JFE và Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp cũng đã bắt đầu tăng mua phế liệu từ thị trường nội địa. Song chỉ có giá phế liệu chất lượng thấp tăng lên và chỉ có khối lượng phế liệu hạn chế được bán trên thị trường thế giới.

Các nhà máy thép sáp nhập của Nhật Bản có kế hoạch tăng sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn do đồng yên yếu và họ thích mua nhiều phế liệu kể từ khi giá than đá và quặng sắt nhập khẩu tương đối đắt so với trước đó.

 

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Liên đoàn sắt và thép Nhật Bản (JISF), trong tháng 4/2013, sản lượng sản phẩm thép thanh kích thước nhỏ đạt tổng cộng 821.100 tấn, tăng 6,8% so với cùng tháng năm ngoái nhưng giảm 2% so với tháng trước đó.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, sản lượng sản phẩm thép thanh kích thước nhỏ của nước này đạt 3,1008 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo thống kê, trong tháng 3/2013, Ukraine đã xuất khẩu khoảng 2,023 triệu tấn sản phẩm thép, tăng 4% so với tháng trước đó.

Trong tháng 3/2013, nước này đã nhập khẩu 112.300 tấn sản phẩm thép, tăng 3,3% so với tháng trước đó.

Trong quý I/2013, xuất khẩu sản phẩm thép của Ukraine đạt tổng cộng 5,88 triệu tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng giai đoạn trên, nước này đã nhập khẩu 305.100 tấn sản phẩm thép, giảm 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Bộ Kinh tế Mexico đã đưa ra cuộc thăm dò điều tra chống bán phá giá đối với thép tấm nhập khẩu từ Nga và Ucraine để đáp ứng với khiếu nại bởi các nhà sản xuất thép Altos Hornos của Mexico (Ahmsa).

 Những sản phẩm có liên quan trong trường hợp này là thép tấm chứa 0,0008% chất bo hoặc hơn, với độ dày 4,75-10 mm và vượt 10 mm, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 12/2012.

Trong năm 2012, nhập khẩu sản phẩm đã được đề cập từ Nga và Ukraine tăng 323% lên 80.000 tấn.

 

(News Date) Hiệp hội thép Pháp cho biết, sản lượng thép thô của Pháp đạt tổng cộng 1,24 triệu tấn trong 4/2013, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm nhẹ so với 1,34 triệu tấn trong tháng 3/2013.

Trong riêng tháng 4/2013, sản lượng thép thô sản xuất tại lò nung điện hình cung đạt tổng cộng 500.800 tấn, giảm 11,5%; sản lượng thép tại lò nung đạt 744.000 tấn, giảm 12,8%, so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 4 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của nước này đạt tổng cộng 5,22 triệu tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm thép dẹt tại Argentina đã tăng trong tháng 5/2013, giá sẽ ổn định trong tháng tới.

Nhu cầu tiêu thụ thép dây cán nóng và thép dây cán nguội trong tháng 5/2013 tăng 15% so với tháng trước đó.

Dự kiến nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong tháng 6 mặc dù một số nhà phân tích cho rằng nhu cầu sẽ không tăng trở lại trong tháng 6/2013. Công thép Ternium Siderar dự báo giá sẽ không thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn. Giá thép dây cán nóng nội địa đạt khoảng 970 – 1.020 USD/tấn và giá thép dây cán nguội đạt khoảng 1.060-1130 USD/tấn, giao tại nhà máy.

 

(News Date) Hiệp hội sắt và thép Mỹ cho biết, nước này đã nhập khẩu 2,68 triệu tấn thép ròng trong tháng 4/2013, tăng 4% so với tháng trước đó. Trong số đó, 2,087 triệu tấn ròng là thép thành phẩm, tăng 1% so với tháng trước đó.

Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thép của nước này đạt tổng cộng 10,375 triệu tấn ròng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu thép thành phẩm đạt 8,178 triệu tấn ròng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến nhập khẩu thép thành phẩm và thép của nước này sẽ đạt lần lượt 31,1 triệu tấn và 24,5 triệu tấn trong năm 2013, giảm 7 và 5% so với cùng kỳ năm ngoái

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 27/05/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 27/05/2013

Cập nhật: 27-5-2013

(Newsdate) Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tiếp tục tăng do nhu cầu quặng sắt suy giảm bởi điều kiện kinh tế không thuận lợi.

Hàng tồn kho quặng sắt nhập khẩu tại 25 cảng lớn Trung Quốc đạt tổng cộng 72,49 triệu tấn từ ngày 14-20/5, tăng 0,81% so với tuần trước đó.

Số liệu cho thấy rằng, giá quặng sắt đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay. Chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu loại 63,5% giảm 6 điểm, xuống còn 124 điểm, trong khi đó chỉ số giá quặng sắt loại 58% giảm 5%, xuống còn 109 điểm so với tuần trước đó.

Với tình hình kinh tế ảm đạm của Trung Quốc và không có dấu hiệu tiếp tục các chính sách kích thích được ban hành, các công ty thép có thể phải giảm sản lượng cũng như giá các loại quặng sắt.

 

(Newsdate) Theo báo cáo, chính phủ Iran đang đàm phán thuế xuất khẩu lên tới 40% đối với quặng sắt xuất khẩu để tận dụng lợi thế doanh số bán hàng đang bùng nổ sang Trung Quốc, nhằm bù đắp thiệt hại doanh thu từ dầu thô và các nguồn khác bởi lệnh trừng phạt.

Xuất khẩu quặng sắt của Iran sang Trung Quốc trong quý I/2013 tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên khoảng 3 tỉ USD theo giá hiện hành.

Theo một nhà nhập khẩu quặng sắt của Iran tại Thượng Hải, một số lô hàng quặng sắt bị cấm rời cảng do chính phủ Iran đang tìm cách áp đặt thuế xuất khẩu 40%, FOB.

Mức thuế 40% là quá lớn, cuộc đàm phán có thể dẫn đến thỏa thuận với con số hợp lý hơn, nhỏ hơn 40% mà người giám sát lo sợ rằng mức thuế có thể làm giảm xuất khẩu.

 

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất của Ủy ban thống kê Nhà nước Nga (Russtat), sản lượng thép cán của nước này trong 4 tháng đầu năm 2013 đạt tổng cộng 18,1 triệu tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, sản lượng thép thô của nước này giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 23 triệu tấn. Sản lượng gang giảm 1,5%, xuống còn 16,5 triệu tấn.

Tuy nhiên, sản lượng thép ống của Nga trong 4 tháng đầu năm 2013 tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,2 triệu tấn.

 

(Newsdate) Viện sắt và thép Mỹ (AISI) cho biết rằng, trong năm nay, Mỹ đã nhập khẩu ròng 10.375.000 tấn thép, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khoảng 10 triệu tấn thép nhập khẩu, 8.178.000 tấn là thép thành phẩm, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, trong tháng 4, tổng nhập khẩu thép đã tăng 4% so với tháng 3.

Trong tháng 4, châu Á và châu Âu chiếm phần lớn lượng thép nhập khẩu vào Mỹ.

Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và Đài Loan chiếm gần 40% thép thành phẩm nhập khẩu của Mỹ trong tháng 4.

 

(Newsdate) Giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và Kansai ở mức 31.019 yên/tấn trong tuần thứ ba liên tiếp của tháng 5, giảm 136 yên/tấn so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu trung bình H2 giảm tuần thứ 6 liên tiếp.

Trong số đó, giá thép phế liệu trung bình H2 tại Kanto ở mức 32.250 yên/tấn, giảm 167 yên/tấn, tại khu vực trung tâm ở mức 28.120 yên/tấn, giảm 200 yên/tấn và tại Kansai ở mức 33.688 yên/tấn, giảm 375 yên/tấn, tất cả đều so với tuần trước đó.

 

(Newsdate) Theo thống kê, trong tháng 4/2013, Đài Loan đã nhập khẩu 102.830 tấn sản phẩm thép không gỉ, tăng 3% so với tháng trước đó.

Trong số đó, 84.683 tấn là sản phẩm thép không gỉ cán nóng, tăng 10.000 tấn, 12.006 tấn là sản phẩm thép không gỉ cán nguội, giảm 6.000 tấn, cả hai đều so với tháng trước đó.

 

 

 

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 4/2013, nước này đã xuất khẩu khoảng 3,61 triệu tấn sản phẩm, tăng 18,1% so với cùng tháng năm ngoái.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép đạt 31,89 triệu yên, tăng 15,8% so với cùng tháng năm ngoái. Mức giá xuất khẩu trung bình đạt 88.335 yên/tấn.

Trong khi đó, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã nhập khẩu 597.000 tấn sản phẩm thép, giảm 2,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 24/05/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 24/05/2013

Cập nhật: 24-5-2013

(News Date) Công ty Hyundai Steel Hàn Quốc đã mua 30.000 tấn thép phế liệu H1 từ nhà cung cấp Schnitzer Mỹ vào tuần trước với mức giá 369 USD/tấn C&F, giảm 18 USD/tấn so với giá mua đầu tháng 4.

Nguồn tin công nghiệp cho biết rằng, giá nhập khẩu thép phế liệu H1 Mỹ của nhà sản xuất thép Hàn Quốc có thể đạt mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

Trong khi đó, giá xuất khẩu thép phế liệu Nhật Bản mới đây đã hồi phục nhờ dự báo đồng yên Nhật Bản tăng so với đồng đô la Mỹ.

 

(News Date) Giá thép phế liệu H1 trung bình của Mỹ tại Pittsburgh, Chicago và Philadelphia ở mức 332,5 USD/tấn dài hôm 20/5/2013, không thay đổi so với tuần trước đó.

Trong số đó, giá thép phế liệu trung bình H1 tại Pittsburgh ở mức 329,5 USD/tấn dài, tại Chicago ở mức 344,5 USD/tấn dài và tại Philadelphia ở mức 323,5 USD/tấn dài, tất cả đều không thay đổi so với giá trung bình tuần trước đó.

Trong cùng thời gian trên, giá thép phế liệu H1 trung bình ở mức 280,83 USD/tấn dài tại New York, Houston và Boston, không thay đổi so với tuần trước đó.

 

(News Date) JSW Steel, một trong những nhà sản xuất thép lớn tại Ấn Độ đã thông báo sản lượng thép thô của hãng này trong tháng 4/2013 đạt tổng cộng 637.000 tấn, tăng 11% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 4, sản lượng sản phẩm thép cán phẳng của JSW Steel đạt tổng cộng 455.000 tấn, giảm 13%, sản phẩm thép cán dài đạt 128.000 tấn, giảm 17%, cả hai đều so với cùng tháng năm ngoái.

JSW Steel cho biết rằng, việc thiếu sắt chất lượng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất và công suất sử dụng.

 

(News Date) Theo số liệu mới nhất của Liên đoàn sắt và thép Nhật Bản (JISF), sản lượng thép thô của nước này trong tháng 4 đạt 9,2 triệu tấn, tăng 1% so với cùng tháng năm ngoái nhưng giảm 3% so với tháng trước đó.

Trong tháng 4, sản lượng gang của nước này đạt tổng cộng 6,8 triệu tấn, giảm 5,2% so với tháng trước đó nhưng tăng 1,7% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, sản lượng thép thô của Nhật Bản đạt tổng cộng 35,8 triệu tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, sản lượng gang của nước này đạt tổng cộng 27,4 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Theo số liệu mới nhất bởi Viện phân phối thép phẳng Brazil (INDA), nhập khẩu sản phẩm thép phẳng của nước này trong tháng 4/2013 đạt tổng cộng 133.900 tấn, tăng 28,9% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 48,6% so với tháng trước đó.

Trong tháng 4/2013, các nhà phân phối xuất khẩu đạt tổng cộng 383.100 tấn, tăng 7,5% so với tháng trước đó.

Bên cạnh đó, tồn kho tại các nhà phân phối đạt 1,01 triệu tấn, tăng 1,9% so với tháng trước đó.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thép phẳng của Brazil đạt tổng cộng 434.300 tấn, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Kardemir – nhà sản xuất thép dài lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo điều chỉnh giá thép tròn thị trường nội địa, có hiệu lực từ ngày 22/5.

Sau khi công bố, giá thép tròn ở mức 1.150 TRY/tấn (tiền Thổ Nhĩ Kỳ), tăng 9 TRY/tấn.

Tuy nhiên, giá thực sự giảm 8 USD/tấn so với mức giá niêm yết trước đó do dự báo đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ tăng so với đồng đô la Mỹ.

Thực tế, Kardemir đã giảm giá thép tròn ngày 24/4 do nhu cầu suy yếu và giá phế liệu giảm.

Trong khi đó, hãng này đã sản xuất 382.007 tấn thép thô trong quý đầu năm 2013, cao hơn so với 373.467 tấn cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thép Italia (Federacciai), sản lượng thép thô của nước này trong tháng 4/2013 đạt 2,115 triệu tấn, giảm 11,6% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 18,5% so với tháng trước đó.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, sản lượng thép thô của Italia đạt 8,274 triệu tấn, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 23/05/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 23/05/2013

Cập nhật: 23-5-2013

(News Date) Nhà máy thép không gỉ lớn nhất Trung Quốc, Taigang Stainless đã thông báo cắt giảm giá thép dây cán nóng austenitic và thép dây cán nguội trong nước lần lượt 500 NDT/tấn và 800 NDT/tấn giao hàng tháng 6/2013 do giá nickel giảm. Sau khi điều chỉnh, giá giao tại nhà máy đối với thép dây cán nóng loại 304 chiều dầy 3mm – 12mm đạt 16.600 NDT/tấn; giá thép tấm và thép dây cán nóng loại 304 dày 2 mm đạt 16.800 NDT/tấn. Công ty đã quyết định cắt giảm giá thép không gỉ trong tháng 6 do giá nguyên liệu thô như nickel giảm.

 

 

(News Date) Giá giao dịch thép dây ăn mòn tại lò nung điện đang có xu hướng giảm trên thị trường Đài Loan. Hiện nay, giá sản phẩm này giảm còn 20.500 NDT/tấn.

Giá có thể vẫn yếu trong ngắn hạn do nhu cầu yếu và giá thép giảm. Tuy nhiên, giá giao dịch sản phẩm này đã tăng lên 23.500 NDT/tấn trên thị trường Đài Loan trong năm vừa qua.

 

 

 

(News Date) Feng Hsin, một trong các nhà máy thép dài lớn tại Đài Loan thông báo cắt giảm giá mua phế liệu trong ngày 22/5 do hoạt động bán thép cây nghèo nàn.

Công ty đã quyết định giảm giá mua phế liệu 200 đô la Đài Loan/tấn còn 10.500 đô la Đài Loan – 11.200 đô la Đài Loan/tấn.

Các nhà máy thép khác tại Đài Loan sẽ làm theo công ty Feng Hsin cắt giảm giá mua phế liệu.

Các nguồn tin công nghiệp dự kiến giá nhập khẩu phế liệu HMS 80:20 của Mỹ vào Đài Loan có thể giảm còn 345 USD/tấn, C&F trong tuần này. Tuy nhiên, các nhà máy thép Đài Loan có thể trả giá 340 USD/tấn C&F.

 

(News Date) Cơ quan thống kê Thổ Nhĩ kỳ cho biết nước này đã nhập khẩu 48.109 tấn ống thép trong quý đầu năm nay, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, song giảm 9,1% so với quý trước đó.

Cũng trong thời gian này, nhập khẩu ống thép không gỉ từ SNG đạt tổng cộng 6.517 tấn; nhập khẩu từ EU đạt 12.805 tấn; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 24.609 tấn.

 

 

 

(News Date) Công ty Tokyo Steel của Nhật Bản thông báo duy trì giá thép nội địa ổn định trong tháng 6/2013. Tương tự, công ty đã giữ mức giá nội địa ổn định trong 3 tháng liên tiếp.

Sau thông báo này, giá thép rầm chữ H đạt 74.000 Yên/tấn; giá thép dầm chữ I đạt 73.000 Yên/tấn; giá thép góc đạt 73.000 Yên/tấn; giá thép tấm đạt 83.000 Yên/tấn; giá thép cây đạt 60.000 Yên/tấn.

Giá thép dây cán nóng đạt 62.000 Yên/tấn; giá các sản phẩm thép mạ nhúng nóng đạt 82.000 Yên/tấn và giá thép tấm đạt 67.000 Yên/tấn.

 

(News Date) Giá thép phế liệu H2 vẫn đạt mức 32.000 Yên/tấn tại khu vực Kanto Nhật Bản. Tokyo Steel không điều chỉnh giá mua phế liệu tại nhà máy Utsunomiya mới đây. Hiện nay, giá mua phế liệu tại nhà máy Utsunomiya đạt 32.500 Yên/tấn.

Tuy nhiên, nhà máy Tokyo Steel có thể cắt giảm giá phế liệu trong tương lai gần do giá phế liệu đang ở xu hướng giảm trên thị trường thế giới.

 

 

(News Date) Theo các số liệu của World steel, sản lượng thép thô thế giới đạt tổng cộng 132 triệu tấn trong tháng 4/2013, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, EU sản xuất được 14,07 triệu tấn thép thô, giảm 4,9%; SNG sản xuất được 8,91 triệu tấn, giảm 6,9% và Bắc Mỹ sản xuất 3,95 triệu tấn, giảm 3% và châu Á sản xuất được 88,54 triệu tấn, tăng 4,7%; tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 4 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô thế giới đạt tổng cộng 521 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, châu Á là khu vực sản xuất lớn nhất với 349 triệu tấn, tăng 5,9%; EU là khu vực sản xuất lớn thứ 2 với 55,34 triệu tấn, giảm 5,7%; Bắc Mỹ đứng vị trí thứ 3 với 39,80 triệu tấn, giảm 5,6%, tất cả đều so với cùng kỳ năm 2012.