Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 22/4/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 22/4/2013

Cập nhật: 22-4-2013

(Newsdate) Trong tháng 3/2013, Đài Loan đã nhập khẩu 27.457 tấn thép phế liệu không gỉ, tăng 56% so với tháng trước. Giá nhập khẩu trung bình đạt 52.889 NT$ /tấn, tăng 2.260 NT$/tấn so với tháng 2/2013.

Mỹ là nước xuất khẩu thép phế liệu không gỉ lớn nhất sang Đài Loan trong thời gian này với 7.068 tấn, và mức giá trung bình đạt 56.881 NT$/tấn; Nhật Bản là nước thứ hai với 5.329 tấn với mức giá là 50.914 NT$/tấn và UK là nước thứ ba với 2.522 tấn với mức giá là 54.684 NT$/tấn.

Trong khi đó, xuất khẩu thép phế liệu không gỉ của Đài Loan đạt tổng cộng 5.505 tấn, tăng 57% so với tháng trước đó. Giá xuất khẩu trung bình đạt 36.790 NT$/tấn.

 

(Newsdate) Hãng thép khổng lồ Trung Quốc, Taigang thông báo chính sách giá đối với sản phẩm thép cán nóng và thép tấm dày trung bình trong tháng 5/2013.

Hãng quyết định cắt giảm giá sản phẩm thép cán nóng và thép tấm dày trung bình thêm 400 NDT/tấn và 300 NDT/tấn theo thứ tự lần lượt trong tháng 5/2013.

Sau khi điều chỉnh, giá xuất xưởng đối với sản phẩm thép cán nóng Q235 với độ dày 2,75 mm ở mức 3.350 NDT/tấn và sản phẩm thép cán nóng Q235 với độ dày 5,5 mm ở mức 3.330 NDT/tấn.

Trong khi đó, giá thép tấm dày trung bình Q235 với độ dày 14-20 mm ở mức 3.360 NDT/tấn. Giá trên không bao gồm 17% VAT.

 

(Newsdate) Nhà sản xuất thép Trung Quốc Ansteel đã công bố chính sách giá trong tháng 5/2013. Hãng quyết định cắt giảm giá sản phẩm thép cacbon cán nóng thông thường, thép tấm cuộn cán nguội thêm 150 NDT/tấn và 100 NDT/tấn theo thứ tự lần lượt trong tháng 5/2013. Sau khi điều chỉnh, giá xuất xưởng của hãng đối với thép cacbon cuộn cán nguội thông thường với độ dày 5,5 mm ở mức 3.430 NDT/tấn và thép SPHC hàm lượng cacbon thấp với độ dày 3,1 mm ở mức 3.520 NDT/tấn.

Trong khi đó, giá xuất xưởng đối với thép cuộn cán nguội SPCC với độ dày 1 mm ở mức 4.350 NDT/tấn.

Giá trên không bao gồm 17% VAT.

 

(Newsdate) Giá thép cơ sở phế liệu H2 giảm 500-1.000 yên/tấn, xuống còn 32.000-32.500 yên/tấn FAS tại khu vực Vịnh Tokyo Nhật Bản ngày 17/4.

Trong cùng thời gian, Tokyo Steel cũng giảm giá mua thép phế liệu thêm 500-1.000 yên/tấn hôm 17/4.

Ngoài ra, giá cơ sở thép phế liệu P&S và thép phế liệu Shindachi giảm 1.000 yên/tấn, xuống còn 34.000-34.500 yên/tấn.

Nguồn tin công nghiệp cho biết, trong ngắn hạn giá thép phế liệu có thể giảm hơn nữa tại thị trường Nhật Bản.

 

(Newsdate) Nisshin Steel Nhật Bản thông báo tăng giá thép ống và cuộn cán nguội austenitic nội địa thêm 20.000 yên/tấn và tăng giá thép ống và cuộn cán nguội ferritic nội địa thêm 10.000 yên/tấn giao hàng tháng 6/2013.

Một phát ngôn viên của Nisshin Steel cho biết, công ty quyết định tăng giá thép không gỉ do chi phí nhập khẩu tăng cao và đồng yên Nhật Bản mạnh lên.

Trong khi đó, Nippon Steel & Sumikin Stainless (NSSC), nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất tại Nhật Bản cũng tăng giá thép dẹt và cuộn cán nguội austenitic thêm 50.000 yên/tấn và tăng giá thép cuộn cán nguội ferritic thêm 20.000 yên/tấn từ quý đầu năm 2013. Giá duy trì ổn định trong tháng 4.

 

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Hiệp hội sắt và thép Hàn Quốc (KOSA), xuất khẩu thép tấm không gỉ cán nóng của nước này trong tháng 3/2013 đạt tổng cộng 47.441 tấn, giảm 18,5% so với tháng trước và giảm 6,9% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong khi đó, giá xuất khẩu trung bình đạt 1.930 USD/tấn, tăng 0,6% so với tháng trước. Trong số đó, 27.660 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, 13.032 tấn sang châu Âu và 5.922 tấn sang Đông Bắc Á.

Xuất khẩu thép loại 300 đạt 25.574 tấn, loại 400 đạt 21.790 tấn.

 

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong tháng 2/2013, nước này đã nhập khẩu 131.977 tấn gang, tăng đáng kể so với 59.921 tấn tháng trước đó và 67.847 tấn cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 2/2013, giá gang nhập khẩu trung bình của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 416 USD/tấn, thấp hơn so với 480 USD/tấn cùng tháng năm 2012. Tổng kim ngạch nhập khẩu gang của nước này đạt 55 triệu USD, tăng 68,5% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu gang của nước này đạt 191.896 tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thụy Điển (Jernkontoret), sản lượng thép thô của nước này trong tháng 3/2013 đạt 391.500 tấn, giảm 13,2% so với cùng tháng năm ngoái nhưng tăng 15,55% so với tháng trước đó.

Trong quý I/2013, sản lượng thép thô của nước này đạt 1,1 triệu tấn, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm thép thành phẩm của nước này bao gồm thỏi và phôi đạt tổng cộng 305.200 tấn trong tháng 1/2013, giảm 4,5%

Thông thị trường thép thế giới ngày 18/04/2013

Thông thị trường thép thế giới ngày 18/04/2013

Cập nhật: 18-4-2013

(News Date) Baosteel, nhà máy thép không gỉ lớn thứ hai của Trung Quốc thông báo cắt giảm giá xuất khẩu thép dây không gỉ austenic thêm 200 USD/tấn do giá nickel thấp và nhu cầu yếu.

Một quan chức thuộc Baosteel Stainless cho biết, tháng trước, công ty đã cắt giảm giá xuất khẩu 100 USD/tấn. Giá nickel tại Sở giao dịch kim loại LME đã giảm khoảng 1.600 USD/tấn trong tháng vừa qua.

 

 

 

(Boomberg) Giá thép thanh chịu lực kỳ hạn tại Thượng Hải giảm xuống mức thấp nhất hơn 4 tháng qua trong ngày 17/04/2013 do hoạt động bán tháo và giá vàng giảm mạnh.

Hợp đồng thép kỳ hạn tháng 10/2013 tại Sở giao dịch Thượng Hải giảm 2% còn 3.665 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ 12/12/2012 sau khi đạt mức 3.716 NDT/tấn vào lúc 10:30 phút sáng 17/04 giờ Trung Quốc.

 

(News Date) Công ty Hàn Quốc Posco P & S đã mua hai lô phế liệu từ Nhật Bản, bao gồm phế liệu Shindachi với giá 38.500 Yên/tấn, C&F và phế liệu P&S với giá 38.000 Yên/tấn.

Cùng thời gian này, Seah Besteel cũng mua hai lô phế liệu từ Nhật Bản. Trong số đó, giá mua phế liệu Shindachi là 38.700 Yên/tấn, C&F và phế liệu P&S là 36.200 Yên/tấn FOB.

Công ty Hyundai Steel đã mua khoảng 40.000 tấn phế liệu từ Nhật trong tuần vừa qua, bao gồm phế liệu H2 với giá 33.000-33.500 Yên/tấn, FOB.

Phế liệu P&S với giá 35.500 Yên/tấn, FOB và phế liệu Shindachi với giá 36.000 yên/tấn, FOB.

 

(News Date) Viện trung tâm dịch vụ kim loại cho biết, dự trữ tại trung tâm dịch vụ thép của Mỹ đạt tổng cộng 8,49 triệu tấn trong tháng 3/2013, chỉ giảm nhẹ so với mức 8,51 triệu tấn ngắn trong tháng trước đó song giảm mạnh so với mức 8,87 triệu tấn ngắn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 3/2013, giao hàng thép đạt tổng cộng 3,43 triệu tấn ngắn, giảm 2% so với tháng trước đó và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Hiệp hội đóng tàu Nhật Bản cho biết, tiêu thụ thép tấm đóng tầu của các thành viên của họ dự kiến đạt 3,03 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào 31/03/2014, giảm 11% so với năm trước đó. Được biết, các thành viên của Hiệp hội chiếm 90% nhà máy đóng tàu Nhật Bản.

 Tuy nhiên, các nhà máy đóng tàu Nhật Bản đã bán tốt trong năm vừa qua do đồng Yên giảm đã giúp họ trở nên cạnh tranh hơn với các nhà đóng tầu Hàn Quốc và Trung Quốc.

Số lượng đơn đặt hàng đóng tầu của các nhà máy đóng tầu Nhật Bản trong tháng 3/2013 đạt tổng cộng 2,72 triệu tấn, tăng 143,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(News Date) Tokyo Steel của Nhật Bản thông báo cắt giảm giá mua phế liệu của họ đi 500 -1.000 Yên/tấn tại 5 nhà máy của họ từ 17/04/2013. Sau khi điều chỉnh, giá mua phế liệu H2 đạt trung bình 31.500-33.500 Yên/tấn. Trong đó, giá mua phế liệu H2 tại nhà máy Okayama đạt 32.500 yên/tấn; tại nhà máy Utsunomiya là 33.000 yên/tấn và tại trung tâm thép Takamatsu là 31.500 Yên/tấn. Tokyo steel đã giảm giá mua phế liệu 3 lần liên tiếp kể từ tháng 4 và đã cắt giảm tổng cộng 1.500-2.000 Yên/tấn.

 

(News Date) Do tác động của nhu cầu tiêu thụ yếu, giá thép cây đã giảm 15-20 USD/tấn tại thị trường Colombia đầu tháng này. Thực tế, giá thép cây chưa bao giờ đạt mức 840-850 USD/tấn tại thị trường Colombia trong quý đầu năm nay.

Tuy nhiên, các nhà máy thép không có sự lựa chọn phải cắt giảm giá để thu hút hợp đồng do nhu cầu yếu.

Hiện nay, giá thép cây giảm còn 820-835 USD/tấn.

 

(Strategic Research Institute) Giá phế liệu vẫn ở mức thấp, mới đây đã giảm 15-20 USD/tấn do thiếu nhu cầu mua từ các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ. Vừa qua, một số giao dịch đã được ký kết với giá 385-390 USD/tấn, CNF, Thổ Nhĩ Kỳ.

Một khối lượng lớn phế liệu được chào bán từ các nhà máy châu Âu kể từ khi nguồn cung nguyên liệu của Mỹ khan hiếm sau khi sản xuất thép trong nước tăng mạnh.

Điều ngạc nhiên là mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã quan tâm tới thị trường song mức giao dịch vẫn không thay đổi. Điều này cho thấy có quá nhiều người tham gia thị trường và các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa mua nhiều. Do xu hướng giảm giá thép thế giới mới đây nên không chắc các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua với khối lượng lớn trong thời gian tới.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 8/4/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 8/4/2013

Cập nhật: 8-4-2013

(Commodity Online) Xuất khẩu quặng sắt từ cảng Hedland Australia sang Trung Quốc trong tháng 3/2013 tăng 22% so với tháng trước đó, lên 19,1 triệu tấn và tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 19,5%, lên 2,69 triệu tấn so với tháng 2/2013, trong khi đó xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 73% lên 2,4 triệu tấn. Tổng lượng quặng sắt xuất khẩu từ cảng này chiếm khoảng 1/5 thị trường vận chuyển bằng đường biển toàn cầu đối với nguyên vật liệu sản xuất thép, tăng 25,2% lên 24,92 triệu tấn, so với 19,9 triệu tấn trong tháng 2/2013 và tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

(Commodity Online) Giá quặng sắt trong tuần này theo xu hướng từ vững đến suy giảm do Trung Quốc nghỉ lễ, làm giảm hoạt động kinh doanh và nhu cầu thép cũng giảm. Hoạt động kinh doanh tạm lắng do Trung Quốc nghỉ lễ vào thứ Năm và thứ Sáu (4-5/4).

Tại cảng Thiên Tân, quặng sắt 62% Fe giảm 1% xuống còn 135,9 USD/tấn khô, trong khi đó quặng sắt 58% Fe tăng 0,6% lên 128 USD/tấn khô. Giá cơ bản hàng tháng giảm hơn 7%. Tại cảng Thanh Đảo, quặng sắt 62% Fe, 2% Al giảm 0,3%, xuống còn 137 USD/tấn khô, trong khi đó quặng sắt 63,5%/63% Fe giảm 0,3%, xuống còn 138 USD/tấn khô, với mức giá tháng vẫn thấp hơn 2,6%.

Hy vọng rằng nhu cầu thép Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong quý II/2013, song song với hoạt động xây dựng có thể hậu thuẫn giá thép và thúc đẩy hoạt động mua vào quặng sắt khi người mua hàng Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại vào thứ Hai (8/4).

Hiện tại, giá quặng sắt vẫn hấp dẫn đối với các nhà sản xuất thép nhưng họ không thể mua với khối lượng lớn do họ thích dự trữ ở mức tối thiểu.

Giá quặng sắt đã giảm hơn 14% so với mức cao 16 tháng đạt được hồi tháng 2/2012 do nhu cầu thép Trung Quốc chậm lại. Trong tuần này, giá quặng sắt đã giảm hơn 1%, giá thép cây kỳ hạn Thượng Hải giảm xuống mức thấp 4 tháng, ở mức 3.798 NDT/tấn và giảm 14% so với mức đỉnh điểm trong năm nay. Nhu cầu xây dựng hy vọng sẽ hỗ trợ giá thép, mặc dù các thương nhân có thể không tích cực trên thị trường gây áp lực giá.

 

(Commodity Online) Thị trường thép toàn cầu trong tháng 3/2013 giảm với cả nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ở những nước sản xuất lớn đều suy yếu và không có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi về giá trong tháng 4/2013.

Tại thị trường Mỹ, thị trường thép dẹt đã giảm mạnh với chỉ số thép cuộn cán nóng tại miền Trung tây Mỹ (FOB tại xưởng sản xuất) tăng 2,3% lên 618 USD/tấn sau khi đạt mức cao 622 USD/tấn và xu hướng suy giảm có thể thấy vào đầu tháng 4/2013, báo cáo hàng tháng của TSI cho biết. Giá thép cuộn cán nguội cũng biến động theo xu hướng giảm và duy trì ở mức ổn định vào cuối tháng. Tại Bắc và Nam châu Âu, thị trường trầm lắng và giá thép cuộn cán nóng giảm xuống dưới 500 Euro/tấn tại Bắc châu Âu và giảm xuống còn 475-485 Euro/tấn tại Nam châu Âu. Giá thép cuộn cán nóng giao ngay giảm 10 Euro/tấn, xuống còn 490 Euro/tấn.

Tại châu Á, giá xuất khẩu nội địa trong tháng 3/2013, theo nhu cầu truyền thống phục hồi theo mùa đã không xảy ra và giá nguyên liệu thô giảm. TSI cho biết, chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Á giảm 40 USD/tấn, xuống còn 575 USD/tấn, trong khi đó sản lượng thép thô hàng ngày tăng lên mức cao nhất mọi thời đại 2,085 triệu tấn trong tháng 3/2013 do hy vọng nhu cầu gia tăng. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra và dự trữ gia tăng, buộc các thương nhân phải giảm giá gây ra xu hướng giảm mạnh trên thị trường, TSI cho biết.

Tại Ấn Độ, giá thép cuộn cán nóng giao ngay tăng 0,6% so với tháng trước, lên 39.888 rupi/tấn với chỉ số TSI lúc đóng cửa lên mức cao 5 tháng, lên 40.000 rupi/tấn.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá thép cuộn cán nóng giảm 27 USD/tấn trong 4 tuần, xuống còn 618 USD/tấn do nhu cầu nội địa và xuất khẩu suy yếu.

 

(Strategic Research Institute) Các nhà máy thép Ấn Độ đã gây sự kinh ngạc với doanh thu đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3/2013. Thị trường nội địa đã phải vật lộn với những khó khăn trong hơn 2 năm qua, và bắt đầu khởi sắc.

Dự kiến nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng song song với sự thiếu hụt sắp xảy ra và giá sẽ tăng trong tháng 4/2013. Các nhà máy thép, một mặt giảm nguồn cung, để khuấy động sự quan tâm của các thương nhân, mặt khác đóng cửa nhà máy để bảo dưỡng máy móc nhằm khơi dậy thị trường.

Tháng tư bắt đầu với một sự thuận lợi, tồn kho tại các nhà máy ở mức lành mạnh cho phép họ có cơ hội tăng giá khi đồng rupi Ấn Độ mất giá là mối đe dọa nhập khẩu trong tầm tay. Tháng 4, nhu cầu thường chậm chạp do thiếu hụt lao động làm giảm bớt hoạt động xây dựng. Thị trường sản phẩm thép dẹt vẫn sôi động nhưng nhu cầu xe ô tô và dự án cơ sở hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp.

Hầu hết các nhà máy thép đã tăng giá đối với cả hai sản phẩm thép dẹt và dài ở mức 1.000-1.250 rupi Ấn Độ; đối với thép cuộn cán nóng và dẹt ở mức 500-1.000 rupee/tấn. Một số đang nhỏ giọt, giảm 500-1.000 rupi/tấn trong bối cảnh hoạt động xây dựng trầm lắng. Điều này sẽ không gây ra sự ngạc nhiên nếu giảm giá trở thành tiền lệ vào cuối tháng một lần nữa. Hiện tại, giá bán lẻ tại Mumbai ở mức 37.000 rupi/tấn ( chưa tính thuế).

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 5/4/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 5/4/2013

Cập nhật: 5-4-2013

(Bloomberg) Theo nguồn tin Bloomberg, sản lượng thép của Nhật Bản trong quý II/2013 sẽ giảm 4,1%, mức giảm mạnh nhất trong 5 quý, do các nhà máy nội địa chờ đợi kết quả của những nỗ lực kích thích nền kinh tế.

Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản trong một tuyên bố cho biết rằng, sản lượng thép thô của nước này sẽ giảm xuống còn 26,38 triệu tấn trong quý 2/2013 so với 27,5 triệu tấn cùng quý năm trước.

Bộ cho biết rằng, sản lượng thép sẽ giảm 0,9% so với ước tính quý trước đó.

Hoạt động tái xây dựng các khu vực bị tàn phá bởi động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 và xuất khẩu cao hơn nhờ đồng yên suy yếu cũng không thể bù lại sự sụt giảm nhu cầu nội địa từ các nhà máy đóng tàu, sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác. Sản lượng thép thô của nước này thay đổi ít, đạt khoảng 107,3 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào 31/3.

Tiêu thụ thép thông thường từ các khách hàng đóng tàu giảm 24,2% trong quý này do dư cung toàn cầu, tỷ lệ giảm mạnh nhất trong số các ngành tiêu thụ thép.

Tiêu thụ thép tại các nhà sản xuất ô tô được dự báo giảm 9,5% so với năm trước đó. Trong khi đó, tiêu thụ thép thông thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng sẽ tăng 5,8%, lên 4,92 triệu tấn trong quý hiện tại.

 

(Reuters) Giá thép kỳ hạn Thượng Hải tăng hơn 1% phiên hôm thứ Tư (3/4) sau khi số liệu cho thấy lĩnh vực xây dựng thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 3/2013, trong khi hy vọng nhu cầu sẽ tăng cũng hậu thuẫn giá.

Giá thép cây hợp đồng giao kỳ hạn tháng 10 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 1,6% lên 3.798 NDT/tấn.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc đối với lĩnh vực hàng hóa phi sản xuất tăng lên 55,6 trong tháng 3/2013 so với 54,5 trong tháng 2/2013, dẫn đầu là lĩnh vực xây dựng.

Ngành công nghiệp xây dựng được thụ hưởng chủ yếu khoản chi tiêu cơ sở hạ tầng chính phủ Trung Quốc, với dự án đạt trị giá khoảng 150 tỉ USD nhằm khôi phục hoạt động kinh tế do tăng trưởng kinh tế chậm lại vào năm ngoái, xuống mức thấp 13 năm.

HSBC cho biết chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc lên mức cao nhất 6 tháng đạt 54,3 trong tháng 3/2013 do điều kiện kinh tế cải thiện làm gia tăng nhu cầu, đẩy niềm tin kinh doanh lên mức cao 10 tháng là 65.0.

 

(AISI) Dựa vào số liệu kiểm soát và phân tích nhập khẩu thép mới đây nhất của Bộ thương mại Mỹ, Viện sắt và thép Mỹ cho biết rằng, cấp phép nhập khẩu thép trong tháng 3/2013 đạt 2.541.000 tấn, giảm 3% so với 2.609.000 tấn ghi lại trong tháng 2/2013, nhưng tăng 4% so với nhập khẩu sơ bộ 2.441.000 tấn tịnh trong tháng 2/2013.

Trọng tải nhập khẩu đối với thép thành phẩm trong tháng 3/2013 đạt 2.012.000 tấn, tăng 11% so với nhập khẩu sơ bộ 1.819.000 tấn tháng 2/2013. Ước tính thị phần nhập khẩu thép thành phẩm trong tháng 3/2013 là 23%.

Nhập khẩu thép thành phẩm theo giấy phép tăng mạnh trong tháng 3/2013 so với con số sơ bộ trong tháng 2/2013 bao gồm cốt thép (tăng 50%), thép sử dụng trong ngành dầu (tăng 33%), thép tấm và dải các lớp phủ kim loại khác (tăng 30%), thanh cán nóng (tăng 18%), đường ống (tăng 17%) và tấm cán nóng (tăng 16%). Những sản phẩm chính có mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2012 bao gồm: tấm và dải mạ kẽm điện phân (tăng 50%), cừ thép (tăng 40%), dải cán nguội (tăng 30%), tấm và dải mạ kẽm nhúng nóng (tăng 21%).

Trong tháng 3/2013, giấy phép nhập khẩu thép thành phẩm lớn nhất đối với Hàn Quốc là 293.000 tấn tịnh, tăng 18% so với tháng 2/2013; Nhật Bản 170.000 tấn tịnh, tăng 35%; Trung Quốc 146.000 tấn tịnh, tăng 2%; Thổ Nhĩ Kỳ 113.000 tấn tịnh, giảm 1% và Đức 97.000 tấn tịnh, giảm 3%.

Trong 3 tháng đầu năm 2013, nước cung cấp thép lớn nhất là Hàn Quốc với 904.000 tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012; Trung Quốc 456.000 tấn, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và Nhật Bản 435.000 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 29/3/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 29/3/2013

Cập nhật: 29-3-2013

(News Date) Theo số liệu mới nhất của Tổng cục hải quan Trung Quốc, trong tháng 2/2013, nước này đã xuất khẩu 168.418 tấn sản phẩm thép không gỉ, giảm 16,57% so với tháng trước, do nghỉ Tết nguyên đán.

Trong số đó, xuất khẩu sản phẩm thép phẳng không gỉ đạt 133.837 tấn, giảm 8,5% so với cùng tháng năm ngoái. Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 50.093 tấn, tăng 1,2% và Hàn Quốc là thị trường thứ hai với 29.489 tấn, tăng 1,4%, cả hai đều so với cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 2/2013, nhập khẩu sản phẩm thép không gỉ của Trung Quốc đạt tổng cộng 49.579 tấn, giảm 17,111% so với tháng trước đó.

 

(News Date) Theo số liệu mới nhất, tồn kho sản phẩm thép không gỉ tại thị trường Phật Sơn, Trung Quốc đạt tổng cộng 156.391 tấn trong 10 ngày thứ hai của tháng 3/2013, tăng 3,34% so với 10 ngày trước đó.

Trong số đó, 81.826 tấn là sản phẩm thép không gỉ cán nguội, tăng 5.583 tấn và 74.545 tấn sản phẩm thép không gỉ cán nóng, giảm 522 tấn, cả hai đều so với cùng giai đoạn này năm trước đó.

Để xác định loại thép, tồn kho loại 300 đạt tổng cộng 83.866 tấn, tăng 1.423 tấn, loại 400 đạt 16.555 tấn, tăng 2.638 tấn và loại 200 đạt 55.970 tấn, tăng 1.000 tấn, tất cả đều so với 10 ngày trước đó.

 

(News Date) Theo báo cáo, giá nhập khẩu thép phế liệu Mỹ của Đài Loan tiếp tục giảm trong tuần này. Hiện tại, HMS 80:20 (1&2) của Mỹ ở mức 375 USD/tấn, giảm 5-10 USD/tấn so với tuần trước. Tuy nhiên, với mức giá này vẫn không thuận lợi cho các nhà sản xuất thép Đài Loan.

Các nhà sản xuất thép Đài Loan đã trả mức giá 355 USD/tấn, C&F đối với sản phẩm US HMS 80:20 (1&2), dựa trên sự tính toán giá thép cây ở mức 17.700-17.900 NT$ tại thị trường Đài Loan.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thép Đài Loan cho biết, giá thép cây có thể giảm hơn nữa trong ngắn hạn. Vì vậy, họ thận trọng hơn trong việc mua phế liệu.

 

(News Date) Theo báo cáo, các nhà sản xuất thép ống Đài Loan đã công bố niêm yết giá không thay đổi trong tháng 4/2013, do giá nguyên vật liệu thô không thay đổi.

Chung Hung Steel, nhà cung cấp nguyên vật liệu thô chủ yếu cho các nhà sản xuất thép ống tại Đài Loan đã công bố giá sản phẩm thép cán nóng không thay đổi trong tháng 4/2013.

Các nhà sản xuất thép ống cho biết, hoạt động mua vào trở nên chậm chạp kể từ giữa tháng 3/2013 do hầu hết những người mua hàng dự đoán giá thép ống vẫn duy trì ở mức ổn định trong tháng 4/2013.

 

(News Date) Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 21/3 rằng, nhập khẩu bồn rửa bằng thép không gỉ từ Trung Quốc đã hủy hoại ngành công nghiệp nội địa Mỹ và quyết định thuế chống bán phá giá là 27,14-76,53% và thuế bù trừ là 4,8-12,26%.

Theo Bộ thương mại Mỹ, kim ngạch nhập khẩu bồn rửa bằng thép không gỉ từ Trung Quốc năm 2011 đạt 118 triệu USD. Cuộc điều tra bắt đầu từ 1/3/2012.

 

(News Date) Theo báo cáo, giá trung bình thép phế liệu H1 của Mỹ tại Pittsburgh, Chicago và Philadelphia đạt 372,5 USD/tấn dài ngày 25/3/2013, vẫn duy trì ổn định so với tuần trước đó.

Giá trung bình thép phế liệu H1 của Mỹ vẫn duy trì ổn định trong tuần thứ hai liên tiếp.

Trong số đó, giá trung bình thép phế liệu H1 tại Pittsburgh ở mức 369,5 USD/tấn dài, tại Chicago ở mức 384,5 USD/tấn dài và tại Philadelphia ở mức 363,5 USD/tấn dài, tất cả đều không thay đổi so với tuần trước đó.

 

(News Date) Theo số liệu, nhập khẩu thép tấm của Argentina trong năm 2012 đạt tổng cộng 215.076 tấn, tăng 105% so với năm trước đó.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu thép tấm của nước này năm 2012 đạt 109 triệu USD, FOB, tăng đáng kể so với 69 triệu USD, FOB năm 2011.

Trong năm 2012, Nga là thị trường xuất khẩu thép tấm lớn nhất sang Argentina với 75.631 tấn, Mexico là thị trường thứ hai với 69.634 tấn, Brazil là thị trường thứ ba với 68.332 tấn.