Get Adobe Flash player

Tin tức

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 26/02/2013

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 26/02/2013

Cập nhật: 26-2-2013

(News Date) Thị trường thép Mỹ trầm lắng trong tháng 2/2013, giá xuất xưởng thép dây cán nóng tại Mỹ giảm 10 USD/tấn ngắn (1 tấn ngắn = 907,18474 kg) còn khoảng 610 -630 USD/tấn ngắn do nhu cầu chậm lại. Giá thép tấm nặng loại trung bình A36 cũng giảm 20 USD/tấn ngắn còn khoảng 690-710 USD/tấn ngắn. Giá phế liệu giảm 15-20 USD/tấn ngắn trong tháng 2/2013.

Tuy nhiên, công ty SSAB Americas và Nucor Corporation đã tăng giá của họ thêm 30 USD/tấn, với ý định ngăn giá giảm hơn nữa. Các nhà máy khác cũng dự kiến điều chỉnh tăng giá lên trong tháng 3/2013.

 

(News Date) Các thị trường thép châu Á đang giữ giá tăng do giá nhập khẩu thép dây cán nóng tại Đông Nam Châu Á tăng lên tới 670-690 USD/tấn vào đầu tháng 2/2013, tăng thêm gần 70 USD/tấn so với mức đầu năm 2013 do giá quặng sắt tăng lên và các nhà cung cấp Hàn Quốc cắt giảm sản xuất.

Tại thị trường thép Hàn Quốc, giá nhập khẩu thép dây cán nóng từ Trung Quốc tăng thêm 20 USD/tấn đạt khoảng 690 USD/tấn kể từ năm Âm lịch cho tới nay. Tuy nhiên, giá thép nội địa vẫn giữ ổn định do Posco và Hyundai Steel giữ giá lần lượt ở mức 740 và 720 USD/tấn.

Các nhà máy thép Hàn Quốc sẽ tăng sản xuất thép cán nóng kể từ tháng 3/2013 song nhu cầu thực tế sẽ vẫn không chắc sẽ hồi phục.

 

(News Date) Giá thép dây cán nóng xuất xưởng tại Ấn Độ đã tăng lên khoảng 620 – 630 USD/tấn so với mức 616-625 USD/tấn trong tháng vừa qua. Đây là lần tăng thứ hai thêm gần 20 USD/tấn kể từ tháng 1/2013 mặc dù nhu cầu yếu trên thị trường thép cán nóng Ấn Độ.

Các nhà máy thép dự kiến gặp khó khăn trong việc tăng giá của họ trong ngắn hạn do các thương gia hạn chế đầu tư và hàng nhập khẩu tràn vào.

Tuy nhiên, thị trường thép cán nóng tại Ấn Độ dự kiến sẽ lạc quan do nhu cầu thị trường dự kiến bắt đầu tăng kể từ quý hai năm nay.

 

(News Date) Theo Cơ quan thép Argentina, sản lượng thép thô của nước này trong tháng 1/2013 đạt 320.800 tấn, giảm mạnh 19,2% so với cùng tháng năm 2012 và giảm 3,9% so với tháng 12/2012. Kết quả này trái với đầu tư của ngành công nghiệp thép Argentina năm 2012, với chi phí xấp xỉ 390 triệu USD chỉ để tăng sản lượng thép. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết, nước này sẽ có đầu tư mới trong năm nay với chi phí 470 triệu USD. Trong khi đó, sản lượng các sản phẩm thép cán nóng tháng 1/2013 đạt 381.700 tấn, giảm 3,1% so với tháng 12/2012 nhưng tăng 40,6% so với cùng tháng năm trước. Sản lượng các sản phẩm thép cán nguội trong tháng 1/2013 đạt 131.700 tấn, tăng 9,6% so với tháng 12/2012 và tăng 16% so với cùng tháng năm trước.

 

(News Date ) Các nhà máy thép Nam Âu đang tăng dần giá thép tấm carbon trung bình để hỗ trợ thị trường thép thế giới. Do vậy, giá xuất xưởng tại Italy đạt khoảng 690 USD/tấn.

Giá thép tấm nhập khẩu tại Châu Âu cũng tăng thêm 20 USD/tấn đạt khoảng 530 USD/tấn, FOB tại Biển Bắc. Tuy nhiên, dự kiến giá tại Nam Âu sẽ phải xem xét lại vì dự trữ thép tấm nặng hiện khá cao do được tích lũy từ khi giá thấp hồi tháng 10 và 11/2012. Giá chào bán hiện là 635 Euro/tấn, CIF.

 

(News Date) Xuất khẩu thép từ 27 nước EU trong năm 2012 đạt 27,22 triệu tấn, tăng 4,15% so với năm 2011, trong đó 16 triệu tấn là các sản phẩm thép cán phẳng.

Riêng trong tháng 12/2012, xuất khẩu thép của khu vực này đạt 2,21 triệu tấn, giảm 8,39% so với tháng 11/2012 và giảm 10,86% so với tháng 12/2011.

Khối lượng xuất khẩu các sản phẩm cán phẳng đạt 1,3 triệu tấn, giảm mạnh 10,47% so với tháng trước đó.

 

(News Date) Tổ chức thép không gỉ Trung Quốc có kế hoạch giảm hoặc hạn chế sản xuất loại thép không gỉ loại 200 do các loại thép này không phù hợp với các tiêu chuẩn của thế giới.

Đồng thời, chính phủ Trung Quốc sẽ xem xét đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo và các tiêu chuẩn cho ngành thép không gỉ nước này. Tuy nhiên, chính phủ đã được thuyết phục sản xuất nhiều hơn loại thép không gỉ 300 thay vì 200 do thân thiện hơn đối với môi trường. Tổng sản lượng thép không gỉ loại 200 chiếm 31% trong năm 2012 song loại 300 vẫn chiếm phần chủ yếu, chiếm 49% tổng sản lượng.