Thông tin thị trường thép thế giới ngày 13/4/2015
Cập nhật: 13-4-2015
(Newsdate) Theo Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA), nhu cầu quặng sắt tại nước này vẫn duy trì yếu, do nhu cầu thép tại nước có nền kinh tế lớn thứ hai giảm.
Do nhu cầu thép giảm trong năm nay, và sản xuất cắt giảm, sẽ làm giảm nhu cầu đối với quặng sắt, CISA dự đoán rằng, giá quặng sắt sẽ khó hồi phục, do dư cung sẽ còn kéo dài.
Giá quặng sắt giảm xuống dưới 50 USD/tấn vào tuần trước, do gia tăng lo ngại về nguồn cung chi phí thấp từ các nhà khai thác mỏ lớn nhất như BHP Billiton, điều đó sẽ đẩy dư cung toàn cầu, trong khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm.
Li Xinchuang, phó tổng thư ký của CISA cho biết, tiêu thụ thép tại Trung Quốc đã chạm mức đỉnh điểm và sản lượng sẽ giảm trong năm nay.
(Newsdate) China Steel Corp., nhà sản xuất thép cac bon lớn nhất tại Đài Loan đã thông báo tới các khách hàng nội địa, công ty sẽ cắt giảm giá thép tấm AP thêm 800 NTD/tấn trong tháng 5.
Đồng thời, công ty này sẽ giảm nguồn cung thép tấm AP. Sự gia tăng nhập khẩu thép tấm là nguyên nhân chính khiến CSC đưa ra quyết định này.
Giá thép tấm AP mới của CSC sẽ ở mức 14.100 NTD/tấn trong tháng 5.
Theo chính sách ban đầu của CSC, chỉ những khách hàng sở hữu thép tấm phân bổ lần đầu, sẽ có quyền mua thép tấm AP.
(Newsdate) Theo thống kê từ Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI), sản lượng thép không gỉ cán nóng của Nhật Bản trong tháng 1/2015 đạt 246.921 tấn, tăng 9,7% so với tháng trước đó và giảm 2,9% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 1/2015, Nhật Bản đã sản xuất thép không gỉ crom và nickel đạt 124.763 tấn và 122.158 tấn, tăng 16,6% và 3,4% so với tháng trước đó theo thứ tự lần lượt.
Ngoài ra, Nhật Bản đã sản xuất 10.636 tấn thép đặc biệt khác, tăng 39,2% so với tháng trước đó.
Đến cuối tháng 1/2015, dự trữ thép không gỉ và thép đặc biệt khác từ các nhà máy thép Nhật Bản đạt 119.236 tấn và 5.207 tấn.
(Newsdate) Giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 22.815 yên/tấn trong tuần đầu của tháng 4, tăng 69 yên/tấn so với tuần trước đó.
Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại khu vực Kanto ở mức 23.500 yên/tấn, tăng 333 yên/tấn, tại khu vực trung tâm ở mức 21.320 yên/tấn, không thay đổi, và tại khu vực Kansai ở mức 23.625 yên/tấn, giảm 125 yên/tấn, tất cả đều so với con số tuần trước đó.
(Newsdate) Theo thống kê từ Bộ tài chính Nhật Bản, nước này đã nhập khẩu 6.524 tấn thép phế liệu không gỉ trong tháng 2/2015, giảm 30,1% so với tháng trước đó.
Ngoài ra, các nhà xuất khẩu thép phế liệu không gỉ chủ yếu là Hàn Quốc và Đài Loan, trong đó đã xuất khẩu 3.992 tấn, 1.413 tấn theo thứ tự lần lượt sang Nhật Bản.
Trong 2 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thép phế liệu không gỉ của Nhật Bản đạt 15.855 tấn.
(Newsdate) Các nhà máy thép Nhật Bản đã thông báo cắt giảm giá mua thép phế liệu không gỉ thêm 5.000 yên/tấn trong tháng 4 so với tháng trước đó.
Giá mua thép phế liệu không gỉ chứa nickel sẽ ở mức khoảng 155.000 yên/tấn.
Dự kiến, giá mua thép phế liệu không gỉ của Nhật Bản sẽ được điều chỉnh, do một số nhà máy thép vẫn chờ và đợi, do nhu cầu yếu.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ, xuất khẩu thép phế liệu của nước này trong tháng 2/2015 đạt 985.000 tấn, giảm 17,8% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 2/2015, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường nhập khẩu thép phế liệu lớn nhất của Mỹ, với 391.000 tấn, Đài Loan là thị trường thứ hai, với 126.000 tấn và Ai Cập là thị trường thứ ba với 68.000 tấn.
Trong 2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thép phế liệu của Mỹ đạt 2,02 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu, nhập khẩu quặng sắt của Đức trong năm 2014 đạt tổng cộng khoảng 43 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong cùng thời gian trên, Hà Lan là thị trường xuất khẩu quặng sắt lớn nhất sang Đức, với 22,16 triệu tấn, Brazil là thị trường thứ hai với 7,88 triệu tấn và Thụy Điển là thị trường thứ ba với 6,49 triệu tấn.
Giá nhập khẩu quặng sắt trung bình ở mức 111,8 USD/tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước đó.